Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân với mức tăng từ 9 triệu đồng hiện nay lên 11 triệu đồng mỗi tháng (tương đương 132 triệu đồng một năm) và người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng tăng lên 4,4 triệu đồng mỗi tháng.
Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh được căn cứ theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi. Theo đó, khi CPI biến động 20% so với thời điểm luật có hiệu lực hoặc thời điểm áp dụng mức giảm trừ gia cảnh gần nhất, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với biến động giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
Việc Bộ Tài chính đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh thêm 2 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và thêm 800.000 đồng/tháng cho người phụ thuộc là dựa trên mức tăng tương ứng với mức biến động của CPI.
Cụ thể, CPI cuối tháng 12/2019 so với thời điểm 1/7/2013 là 123%, tăng 23,2%. Do đó, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế hiện là 9 triệu đồng x mức biến động giá 123% = 11,088 triệu đồng, làm tròn là 11 triệu đồng.
Còn mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc hiện 3,6 triệu đồng x biến động giá 123% = 4,4352 triệu đồng, làm tròn là 4,4 triệu đồng.
Đề xuất điều chỉnh của Bộ Tài chính hiện đang tạo ra nhiều luồng quan điểm trong giới chuyên gia. VietnamFinance đã có cuộc trao đổi nhanh với chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh về vấn đề này:
- Ông có bình luận gì về đề xuất ngưỡng chịu thuế mới của Bộ Tài chính?
Chuyên gia Đinh Tuấn Minh: Với việc kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng tương đối cao trong giai đoạn vừa qua và lạm phát nhiều năm dồn lại, tôi cho rằng ngưỡng chịu thuế 11 triệu đồng mà Bộ Tài chính đề xuất là quá thấp.
Mục đích thuế thu nhập cá nhân là đánh thuế vào người có thu nhập cao trong xã hội, do đó lẽ ra ngưỡng chịu thuế phải ở mức cao. Để quy định mới không trở nên lạc hậu quá nhanh, ngưỡng chịu thuế cần phải ở mức cao hơn.
- Theo ông, cách tính ngưỡng chịu thuế theo CPI có phù hợp?
Việc chỉ dựa vào mức tăng CPI để điều chỉnh ngưỡng chịu thuế là không phù hợp. Chính phủ lẽ ra phải căn cứ vào mức tăng thu nhập của người dân để điều chỉnh, bởi thuế thu nhập cá nhân dùng để đánh vào người có thu nhập cao chứ không phải đánh vào đại đa số dân có thu nhập trung bình.
Năm 2019, ngưỡng chịu thuế 9 triệu đồng có thể xem là mức thu nhập trung bình cao (với GDP bình quân đầu người khoảng 1.900 USD). Nay, GDP bình quân đầu người đã 3.000 USD, tức là thu nhập đã tăng 36%. Thu nhập tăng nhanh như vậy mà ngưỡng chịu thuế chỉ căn cứ vào lạm phát thì không đúng bản chất của thuế thu nhập cá nhân.
- Vậy theo ông ngưỡng chịu thuế nên ở mức nào?
Theo tôi ngưỡng chịu thuế nên bắt đầu ở mức 14 triệu đồng.
- Có ý kiến cho rằng việc điều chỉnh ngưỡng chịu thuế nên được thực hiện từng năm, thay vì đợi CPI tăng 20%, ông nghĩ sao?
Thuế không nên thay đổi một cách thường xuyên như vậy, bởi việc này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước trong việc tính toán. Do đó, ta thấy thuế thường ổn định.
Nhưng cũng vì thuế có tính ổn định nên Bộ Tài chính không thể tăng ngưỡng chịu thuế một cách khiêm tốn như dự thảo hiện nay, vì như vậy mức chịu thuế sẽ trở nên lạc hậu rất nhanh.
- Ông có nhận xét gì về thuế suất thu nhập cá nhân hiện nay?
Tôi cho nên dãn các bậc chịu thuế để phù hợp với thông lệ quốc tế hơn, ví dụ ở Mỹ chỉ có vài bậc thuế thôi.
Hình dung một cách đơn giản thì người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng và 25 triệu đồng/tháng không có quá nhiều sự khác biệt. Do đó Chính phủ không nên đặt ngưỡng thuế quá dày.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.