Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gửi 4 đề nghị cấp bách tới Quốc Hội

Nam Phương - 07/07/2022 17:16 (GMT+7)

(VNF) - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đỗ Chí Thanh đã nêu 4 kiến nghị cấp bách tới lãnh đạo Quốc hội trong buổi làm việc chiều 7/7.

VNF
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đỗ Chí Thanh.

Chiều 7/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và đoàn công tác gồm Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, lãnh đạo Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc Hội, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã đến thăm và làm việc với Liên doanh dầu khí Việt-Nga (Vietsopetro).

Tại buổi làm việc, Phó tổng giám đốc PVN Đỗ Chí Thanh đã nêu 4 kiến nghị cấp bách với lãnh đạo Quốc hội.

PVN mong muốn được đầu tư điện gió ngoài khơi

Ông Đỗ Chí Thanh cho biết 6 tháng đầu năm 2022, PVN duy trì ổn định sản lượng khai thác, hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích cực, nộp ngân sách Nhà nước 66,1 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, khai thác dầu thô đạt 5,48 triệu tấn, vượt 23% kế hoạch 6 tháng và bằng 63% kế hoạch năm 2022; bằng 100% so với cùng kỳ năm 2021.

Sản lượng khai thác khí đạt 4,13 tỷ m3 bằng 88% kế hoạch 6 tháng và bằng 45% kế hoạch năm, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2021.

Sản xuất điện đạt 7,95 tỷ kWh, bằng 83% kế hoạch 6 tháng và bằng 41% kế hoạch năm, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2021. Sản xuất đạm đạt 931,5 nghìn tấn, vượt 8% kế hoạch 6 tháng và bằng 55% kế hoạch năm, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021.

Sản xuất xăng dầu (không gồm NSRP) đạt 3,38 triệu tấn, vượt 7% kế hoạch 6 tháng và bằng 55% kế hoạch năm, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 47,9 nghìn tỷ đồng vượt 4,6 lần kế hoạch, vượt 96% kế hoạch năm 2022 và tăng 2,0 lần so với cùng kỳ 2021.

Tuy nhiên, PVN vẫn phải đối diện với 4 khó khăn đó là khó khăn về phạm vi hoạt động của lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, khó khăn do xu hướng chuyển dịch năng lượng, do cơ chế chính sách đặc thù cho ngành dầu khí, khó khăn về thị trường.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Để tiếp tục đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển đảo, là trụ cột kinh tế đất nước, Tập đoàn PVN nêu 4  kiến nghị cấp bách như sau:

Thứ nhất, PVN đề nghị Quốc hội tiếp tục xem xét, ủng hộ các kiến nghị chi tiết về dự thảo Luật dầu khí sửa đổi đã trình bày trước Quốc hội, Ủy ban kinh tế Quốc hội tại các phiên họp, thảo luận vừa qua.

Thứ hai, ủng hộ PVN và các đơn vị của PVN đầu tư vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi nhằm thích ứng với xu hướng dịch chuyển năng lượng ngày càng nhanh trên thế giới.

Thứ ba, hỗ trợ PVN tháo gỡ các khó khăn liên quan đến công tác quản trị, quản lý hoạt động của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP). Đề nghị Quốc hội trao đổi với lãnh đạo Quốc hội Cô Oét về thực trạng quản lý điều hành yếu kém của NSRP, nguyên nhân cốt lõi dẫn tới khó khăn hiện nay để có ý kiến với nhà đầu tư Cô Oét phối hợp chặt chẽ với PVN trong công tác tái cấu trúc NSRP theo đúng bản chất kinh tế trong thời gian sớm nhất.

Thứ tư, đề nghị Quốc hội ban hành cơ chế chính sách quy định về đầu tư, quản lý vận hành hệ thống Kho Dự trữ Quốc gia về nguyên liệu dầu thô và các sản phẩm xăng dầu để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất của PVN tham gia vào các hoạt động này.

Vietsovpetro đề nghị lợi nhuận hạch toán về PVN

Báo cáo với Phó chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Đức Hải, đại diện của Liên doanh dầu khí Việt- Nga (VSP) cho biết, hiện còn nhiều xung đột, chồng chéo trong áp dụng Luật Dầu khí và các Luật khác liên quan như Luật đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, gây nhiều khó khăn cho đơn vị trong quá trình triển khai công việc, thời gian phê duyệt đầu tư kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án, đặc biệt là khi triển khai các dự án phát triển mỏ.

Các dự án có quy mỏ nhỏ, hiệu quả cận biên chưa có cơ chế ưu đãi thỏa đáng để có thể phát triển dự án nhằm tận thu nguồn tài nguyên.

Quy trình, thủ tục liên quan đến phát triển mỏ còn bất cập, nhất là đối việc tính toán hiệu quả kinh tế khi phát triển các mỏ nhỏ, mỏ cận biên nằm trong cùng lô 09-1.

Những mỏ này nếu xem xét như những mỏ độc lập thì có thể không có hiệu quả kinh tế, tuy nhiên nếu xem xét trong bối cảnh sử dụng tài sản sẵn có (đặc biệt những tài sản đã hết khấu hao nhưng vẫn sử dụng), cơ sở hạ tầng của mỏ Bạch Hổ và các mỏ khác trong tổng thể lô 09-1 thì vẫn đạt hiệu quả cao, nhất là đối với nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các sắc thuế (thuế tài nguyên…).

Đại diện của Vietsopetro kiến nghị Quốc hội xem xét sớm phê chuẩn Luật Dầu khí sửa đổi trong đó tập trung vào các giải pháp thu hút đầu tư và xác định vai trò vị trí của PVN theo nguyên tắc tăng cường phân cấp phân quyền, cải thiện thủ tục hành chính trong hoạt động dầu khí.

Vietsopetro đề nghị Chính phủ xem xét giao cho PVN là cơ quan quản lý nhà nước đối với LD Việt-Nga và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về mọi mặt hoạt động của đơn vị. Các bộ, ngành liên quan tham gia quản lý Vietsopetro thông qua người đại diện của mình trong Hội đồng Vietsopetro. Khi vốn điều lệ của Vietsopetro có phần góp vốn của phía Việt Nam đã ghi vào vốn lệ của PVN thì lợi nhuận thu được phải được hạch toán và chuyển về PVN.

Vietsovpetro cũng mong muốn được mở rộng hoạt động dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam nhằm sử dụng các nguồn lực hiện có về cơ sở vật chất cũng như nguồn tài chính hiện hữu và cho phép đơn vị này tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo đặc biệt là điện gió ngoài khơi…

Đối với Vietsovpetro, việc sửa đổi Luật Dầu khí có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán, lập và triển khai các kế hoạch phát triển trung và dài hạn, góp phần vào sự phát triển chung của ngành dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia bởi vậy lãnh đạo Vietsovpetro mong mỏi Luật Dầu khí sửa đổi được thông qua, các văn bản dưới luật cũng sẽ được hoàn thiện sớm, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, lập thêm 2 quận mới

Hà Nội không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, lập thêm 2 quận mới

(VNF) - Quận Hoàn Kiếm hiện nay là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hoá của thành phố Hà Nội.

 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị Thủ tướng kỷ luật

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị Thủ tướng kỷ luật

(VNF) - Trước đó, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị đề nghị khai trừ ra khỏi Đảng

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị đề nghị khai trừ ra khỏi Đảng

(VNF) - Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng các ông Dương Văn Thái và Mai Tiến Dũng.

Năm lần rao bán Maybach cắm nợ, xe sang giá hời không ai hỏi mua

Năm lần rao bán Maybach cắm nợ, xe sang giá hời không ai hỏi mua

(VNF) - Một ngân hàng vừa thông báo lần 5 về việc bán đấu giá chiếc xe sang Mercedes - Benz loại Maybach S400 và chiếc E250 với giá chỉ từ hơn 2 tỷ đồng.

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương kỷ luật ông Lê Thanh Hải

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương kỷ luật ông Lê Thanh Hải

(VNF) - Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP. HCM.

Chây ì nợ thuế, loạt chủ DN ở Quảng Ninh bị cấm xuất cảnh

Chây ì nợ thuế, loạt chủ DN ở Quảng Ninh bị cấm xuất cảnh

(VNF) - Từ 1/5 đến nay, Cục Thuế Quảng Ninh đã liên tục ra thông báo đề nghị tạm hoãn xuất cảnh tới 30 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.

SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) đã được vinh danh tại nhiều giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế gồm: Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam (Vietnam Report); Top 50 doanh nghiệp dẫn đầu năm 2024 (The Silicon Review - Mỹ), ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tăng cường giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến

Tăng cường giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến

(VNF) - Hướng tới mục tiêu nâng cao tính an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ, các ngân hàng thương mại đang tích cực triển khai nhiều giải pháp công nghệ , đáp ứng tuân thủ đúng theo yêu cầu tại Quyết định 2345/QĐ-NHNH của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Thanh tra thị trường vàng: 'Phát hiện vi phạm chuyển ngay cho Công an'

Thanh tra thị trường vàng: 'Phát hiện vi phạm chuyển ngay cho Công an'

(VNF) - Tại cuộc họp ngày 14/5 về công tác quản lý thị trường vàng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khai yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chậm nhất cuối tuần này phải công bố quyết định thanh tra.

Tổng thống Mỹ Biden sắp công bố mức thuế 100% lên xe điện Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Biden sắp công bố mức thuế 100% lên xe điện Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới đối với xe điện, chất bán dẫn, pin, pin mặt trời, thép và nhôm của Trung Quốc vào ngày 14/5 (theo giờ Mỹ). Một nguồn thạo tin cho hay mức thuế đối với xe điện sẽ tăng lên 100%, gấp bốn lần mức thuế hiện tại là 25%.