Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục lỗ đậm thêm 29.000 tỷ đồng

Kỳ Thư - 19/09/2023 17:02 (GMT+7)

(VNF) - Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết số lỗ 6 tháng năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là hơn 35.400 tỷ đồng. Còn tính trong 8 tháng năm 2023, số lỗ của EVN dự kiến là hơn 28.700 tỷ đồng.

VNF

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp do cơ quan này làm đại diện chủ sở hữu.

Tại báo cáo này, Ủy ban vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết: Số lỗ 6 tháng năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là hơn 35.400 tỷ đồng. Còn tính trong 8 tháng năm 2023, số lỗ của EVN dự kiến là hơn 28.700 tỷ đồng.

Năm 2022, EVN lỗ 26.500 tỷ đồng, chưa bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá.

Như vậy, tính chung số lỗ năm 2022 và 8 tháng năm 2023, công ty mẹ EVN đã lỗ tổng cộng khoảng trên 55.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo từ EVN, năm 2023, kế hoạch đầu tư xây dựng của EVN là 94.860 tỷ đồng. Với kết quả sản xuất kinh doanh lỗ, tập đoàn không thể trả nợ đúng hạn; các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ khó khăn hơn trong việc phê duyệt các khoản vay, hạn mức vay cho EVN. 

Ngoài ra chi phí, lãi suất các khoản vay tăng lên do đánh giá mức độ rủi ro tăng thêm đối với bên cho vay.

Do đó, Tập đoàn Điện lực đề nghị Hiệp hội Năng lượng Việt Nam kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương có giải pháp tháo gỡ khó khăn tài chính cho EVN.

Cụ thể, EVN kiến nghị được điều chỉnh giá bán lẻ điện đầy đủ và kịp thời theo biến động các thông số đầu vào. Về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, EVN mong được Chính phủ và các bộ, ngành cho phép tiếp tục được sớm điều chỉnh giá bán lẻ điện trong thời gian tới để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh.

Trước đó, vào năm 2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2022 là hơn 26.200 tỉ đồng.
Lý giải về khoản lỗ của EVN trong năm 2023, ông Nguyễn Xuân Nam, phó tổng giám đốc EVN, cho biết khoản lỗ này đã gây lỗ gây khó khăn về tài chính cho EVN. 

Vì vậy tập đoàn đã có đề xuất trình Bộ Công Thương và các cấp có thẩm quyền về việc điều chỉnh giá điện. Thực tế, ngay sau đó, sang đến tháng 4/5/2023, EVN chính thức tăng giá điện tăng 3%.

"Năm 2022 lỗ chủ yếu là do chi phí sản xuất điện đầu vào tăng cao. Đặc biệt là giá than tăng gấp hơn 3 lần, có thời điểm tăng gấp 4-5 lần. Giá khí đốt và giá dầu tăng gấp đôi là nguyên nhân khiến chi phí mua điện tăng cao. Nhưng bốn năm nay đã không điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân nên EVN rất khó khăn" - ông Nam cho biết.

Ông Nam cũng thông tin thêm trong bối cảnh khó khăn đó đã thực hiện tiết giảm chi phí, mà còn cắt giảm các khoản sửa chữa lớn có thời điểm tới 30%. Cộng thêm các khoản thu khác, EVN tiết giảm tới 10.000 tỉ đồng, giúp khoản lỗ còn lại là 26.200 tỉ đồng.

Về khoản chênh lệch tỉ giá, ông Nam cho biết chưa phân bổ vào giá bán lẻ điện bình quân vì phải đảm bảo hài hòa lợi ích an sinh xã hội.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Chưa bao giờ khó khăn như hiện nay, DN xăng dầu như nằm trên  giường bệnh'

'Chưa bao giờ khó khăn như hiện nay, DN xăng dầu như nằm trên giường bệnh'

(VNF) - Ông Hoàng Trung Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP) khẳng định, chưa bao giờ DN khó khăn như hiện nay do các quy định bất cập trong kinh doanh xăng dầu. Hai năm qua, các doanh nghiệp xăng dầu như đang nằm trên giường bệnh.

Masan tái cấu trúc mảng khai khoáng, dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ

Masan tái cấu trúc mảng khai khoáng, dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ

(VNF) - Đạt được thoả thuận với Mitsubishi Materials Corporation Group, Masan sẽ tái cấu túc mảng khoáng sản, thu về lợi nhuận và tập trung nguồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ.

Cổ phiếu VinFast tăng sốc 51% khi VF3 bắt đầu nhận cọc

Cổ phiếu VinFast tăng sốc 51% khi VF3 bắt đầu nhận cọc

(VNF) - Vốn hóa của VinFast cũng đã quay trở lại trên mức 10 tỷ USD - ngang ngửa với 2 thương hiệu xe điện khác là NIO và Rivian.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng: Ngày trở lại sau lệnh bắt giam, sắc tím đã 'nhạt'

Ông Nguyễn Đỗ Lăng: Ngày trở lại sau lệnh bắt giam, sắc tím đã 'nhạt'

(VNF) - Màn tái xuất của ông Nguyễn Đỗ Lăng khiến bộ ba cổ phiếu APS, API và IDJ phủ sắc tím. Song so với thời điểm vị doanh nhân này hô hào 'gồng lãi', sắc tím đã nhạt đi rất nhiều.

Thủ tướng: 'Khuyến khích DN Trung Quốc đầu tư dự án lớn như đường bộ, đường sắt'

Thủ tướng: 'Khuyến khích DN Trung Quốc đầu tư dự án lớn như đường bộ, đường sắt'

(VNF) - Nhấn mạnh Việt Nam xác định rõ định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, Thủ tướng khẳng định luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực mà Trung Quốc có thế mạnh và Việt Nam nhu cầu và ưu tiên cao.

Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều người Việt mất trắng cơ nghiệp

Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều người Việt mất trắng cơ nghiệp

(VNF) - Hỏa hoạn lớn tại khu mua sắm Marywilska 44 ở Bialoleka, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, đã khiến rất nhiều thương nhân mất trắng gia sản gây dựng trong nhiều năm.

Công ty tài chính sẽ sớm thoát cảnh thua lỗ?

Công ty tài chính sẽ sớm thoát cảnh thua lỗ?

(VNF) - Trong năm 2023, lợi nhuận của nhiều công ty tài chính đồng loạt lao dốc do chịu “cú đấm kép” khi thị trường khó khăn chung và tình trạng bùng nợ diễn ra ngày càng nhiều. Thế nhưng, bước sang năm 2024, thị trường tài chính tiêu dùng đang đứng trước nhiều dư địa phát triển, tạo động lực thúc đẩy cho các công ty tài chính bứt tốc.

Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm

Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm

(VNF) - Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng cho biết sẽ triển khai lại dự án vào đầu tháng 5/2024, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì.

'Hố sâu' bất động sản Trung Quốc: Người dân 'chồng' tiền 8 năm chưa có nhà

'Hố sâu' bất động sản Trung Quốc: Người dân 'chồng' tiền 8 năm chưa có nhà

(VNF) - Một nhóm khoảng 1.500 người mua nhà ở thành phố Thiên Tân, gần Bắc Kinh, Trung Quốc, vẫn chưa thấy – chứ đừng nói đến việc chuyển đến – những căn hộ mà họ cho biết đã trả tiền mua từ 8 năm trước.

Tháng 5/2024: 4.700 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, nhiều DN cạn tiền trả nợ

Tháng 5/2024: 4.700 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, nhiều DN cạn tiền trả nợ

(VNF) - VIS Rating ước tính 4.700 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng 5/2024 có rủi ro không trả được nợ gốc đến hạn, trong đó có trái phiếu do Trung Nam phát hành đã chậm trả lãi coupon trong năm 2023. Nhóm này khả năng cao sẽ chậm trả nợ gốc đến hạn do dòng tiền yếu và nguồn tiền mặt cạn kiệt.