'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Như đã thông tin tại các bài viết trước, Tập đoàn Xây dựng Miền Trung là một trong những tên tuổi lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa khi sở hữu danh mục dự án đồ sộ, trải rộng trên nhiều lĩnh vực mà trọng tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản.
Trong 5 năm qua (2016 – 2020) tình hình làm ăn của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung diễn biến khá thất thường. Sau 3 năm 2016 – 2018 tăng trưởng doanh thu, đến năm 2019, doanh thu bất ngờ suy giảm rất mạnh từ mốc 1.372 tỷ đồng (2018) xuống 1.025 tỷ đồng (2019) trước khi phục hồi lên 1.506 tỷ đồng (2020).
Việc quản lý chi phí của Miền Trung khá yếu kém khi các khoản chi phí ăn mòn gần hết lợi nhuận. Kết quả là suốt 5 năm qua, mức lãi sau thuế đỉnh cao của công ty chỉ là… 1 tỷ đồng (2020). 4 năm trước đó, số lãi chỉ là vài trăm triệu đồng, lần lượt là: 260 triệu đồng, 855 triệu đồng, 868 triệu đồng và 692 triệu đồng.
Năm 2020 của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung: Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh tiếp tục ‘mò đáy’
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Miền Trung đã rót vốn vào ít nhất 5 công ty tại nhiều địa phương như: Thanh Hóa, Hà Nội, Lào Cai, Ninh Thuận. Điểm chung của các công ty này là hoạt động rất mờ nhạt, doanh thu và lợi nhuận rất thấp.
Công ty Cổ phần Đầu tư BOT Lào Cai – Sapa được thành lập tháng 4/2016, có trụ sở tại TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Công ty này do ông Bùi Việt Trung làm chủ tịch HĐQT, ông Phạm Hồng Thoan làm giám đốc.
Cổ đông của công ty này gồm có: Tập đoàn Xây dựng Miền Trung 25%, Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi 25%, Công ty Cổ phần Thương mại nước giải khát Khánh An 25% và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc 30%.
Công ty BOT Lào Cai – Sapa được lập ra để thực hiện dựa ns đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến Sapa theo hình thức hợp đồng BOT. Dự án này có tổng mức đầu tư là 2.518 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016 – 2019, tổng tài sản của Đầu tư BOT Lào Cai – Sapa tăng mạnh từ 5,3 tỷ đồng (2016) lên 131 tỷ đồng (2019), chủ yếu là vốn chủ sở hữu, tăng từ 4,4 tỷ đồng lên 128 tỷ đồng.
Tuy nhiên, giai đoạn này, công ty không ghi nhận doanh thu và báo lãi sau thuế lẹt đẹt lần lượt là: 1,9 triệu đồng, 1 triệu đồng, 54,7 triệu đồng và 49 triệu đồng.
Về các cổ đông sáng lập của Đầu tư BOT Lào Cai – Sapa, dữ liệu của VietnamFinance cho thấy Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi được thành lập 7/2004, trụ sở tại TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình do ông Vũ Trường Thi làm chủ tịch HĐQT. Đây là doanh nghiệp có “số má” tại tỉnh Ninh Bình.
Giai đoạn 2016 – 2020, tình hình kinh doanh của Cường Thịnh Thi có chiều xuống đi xuống. Doanh thu ghi nhận đỉnh cao vào năm 2016 với 2.157 tỷ đồng. Các năm sau đó, doanh thu trồi sụt và chưa bao giờ trở lại được đỉnh này, lần lượt là: 1.281 tỷ đồng, 1.338 tỷ đồng, 1.636 tỷ đồng và 1.875 tỷ đồng.
Lãi sau thuế của công ty ở mức rất thấp, chỉ vài tỷ đồng, lần lượt là: 3,5 tỷ đồng (2016), 1,9 tỷ đồng (2017), 2,2 tỷ đồng (2018), 7,9 tỷ đồng (2019) và 12 tỷ đồng (2020).
Xem thêm: Tài chính Tập đoàn Cường Thịnh Thi: Doanh thu khủng, lãi mỏng dẹt
Đối với Công ty Cổ phần Thương mại nước giải khát Khánh An, doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 5/2010, đại diện theo pháp luật là bà Mai Thị Mộng Kiều, giữ chức giám đốc, trụ sở tại phường Đa Kao, quận 1, TP. HCM.
Những năm 2016 – 2019, tổng tài sản của Khánh An thăng giáng khá mạnh, từ 1.239 tỷ đồng (2016) lên 1.698 tỷ đồng (2017) rồi lại sụt xuống 1.336 tỷ đồng (2019). Đa phần tài sản được tài trợ bằng nợ phải trả, tăng từ 770 tỷ đồng (2016) lên 1.003 tỷ đồng (2017) rồi giảm còn 863 tỷ đồng (2019).
Về tình hình kinh doanh, doanh thu thuần của Khánh An biến động dữ dội trong cùng giai đoạn trên, từ 345 tỷ đồng (2016) tăng lên 550 tỷ đồng (2017) bất ngờ lao dốc về 0 (2018) trước khi hồi phục lên 96 tỷ đồng (2019).
Lãi sau thuế cũng biến động mạnh, từ -7 tỷ đồng (2016) lên 95 tỷ đồng (2017), về 0 (năm 2018) rồi lại tăng lên 47 tỷ đồng (2019).
Về Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc, doanh nghiệp này thành lập tháng 4/2010, đóng trụ sở tại TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Hồng Quang, tổng giám đốc. Chủ tịch HĐQT là ông Lương Minh Tường. Đây là một trong những doanh nghiệp lớn hàng đầu của tỉnh Ninh Bình hiện nay và cũng là một đối tác của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung.
Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy Phúc Lộc có tổng tài sản đạt tới 4.332 tỷ đồng vào năm 2016. Những năm sau đó, quy mô tài sản suy giảm dần, xuống mốc 3.833 tỷ đồng (năm 2019). Phần lớn tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, tăng từ 2.699 tỷ đồng (2016) lên 2.815 tỷ đồng (2019).
Về tình hình kinh doanh, doanh thu thuần của Phúc Lộc suy giảm rất mạnh trong giai đoạn 2016 – 2019, từ 1.691 tỷ đồng xuống 1.083 tỷ đồng. Lãi sau thuế cũng giảm mạnh từ 30 tỷ đồng xuống 20,5 tỷ đồng. Chi tiết tình hình tài chính của Phúc Lộc và Khánh An sẽ được cập nhật trong bài viết sau.
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng công trình Thành Phát được thành lập tháng 1/2019, đóng trụ sở tại thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội. Giám đốc là Mai Lê Ngọc.
Cơ cấu cổ đông của Thành Phát gồm có: Nguyễn Hoàng Linh 10%, Tập đoàn Xây dựng Miền Trung 30%, Công ty Cổ phần Xây dựng Tacon 60%. Do là “tân binh”, Thành Phát chưa phát sinh doanh thu và lợi nhuận trong năm 2019.
Về Xây dựng Tacon, doanh nghiệp này thành lập tháng 5/2014, do Mai Lê Ngọc làm người đại diện theo pháp luật, Bùi Xuân Sơn làm giám đốc, trụ sở tại phường Trung Sơn, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội.
Cơ cấu cổ đông của Xây dựng Tacon ghi nhận sự xuất hiện của ông Lê Xuân Bình với tỷ lệ sở hữu 45%, trong khi Mai Lê Ngọc và Bùi Xuân Sơn đã thoái vốn với tư cách cá nhân.
Về tình hình kinh doanh, giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu của Xây dựng Tacon có sự tăng trưởng mạnh từ 4,5 tỷ đồng lên 55,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của công ty rất èo uột, lần lượt là: 4,9 triệu đồng (2016), -1,9 tỷ đồng (2017), 28,9 triệu đồng (2018), 79,5 triệu đồng (2019).
Quy mô tài sản của Xây dựng Tacon có sự biến động mạnh trong cùng giai đoạn trên khi giảm từ 24 tỷ đồng (2016) xuống 21,8 tỷ đồng (2017) rồi tăng vọt lên 50 tỷ đồng (2018) trước khi giảm xuống còn 35 tỷ đồng (2019).
Nợ phải trả biến động đồng pha trong cùng giai đoạn, lần lượt là: 19,2 tỷ đồng, 18,6 tỷ đồng, 46,8 tỷ đồng và 32 tỷ đồng.
Với vốn chủ sở hữu khá mỏng, 3,2 tỷ đồng (2017 – 2019), Xây dựng Tacon có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở mức “ngất ngưởng”: 5,8 lần (2017), 14,6 lần (2018) và 9,7 lần (2019).
Ngoài 2 cái tên tiêu biểu trên, Tập đoàn Xây dựng Miền Trung còn góp mặt tại Công ty Cổ phần Khai thác và chế biến khoáng sản Miền Trung. Doanh nghiệp này được lập ra vào tháng 4/2019, trụ sở tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đại diện theo pháp luật là giám đốc Trịnh Bá Quý.
Cơ cấu cổ đông của công ty gồm: Trịnh Bá Quý 10%, Trịnh Thị Tâm 60% và Tập đoàn Xây dựng Miền Trung 30%.
Năm 2019, công ty chưa ghi nhận doanh thu và lợi nhuận, tổng tài sản đạt 5 tỷ đồng, đều là vốn chủ sở hữu.
Một doanh nghiệp khác mà Miền Trung góp vốn là Công ty Cổ phần Đầu tư khai thác hạ tầng khu công nghiệp Nghi Sơn. Doanh nghiệp này thành lập vào tháng 10/2019, trụ sở tại phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đai diện theo pháp luật là Nguyễn Quang Tiến.
Cơ cấu cổ đông của công ty ghi nhận những cái tên: Tạ Quang Hưng 30%, Vũ Thanh Tùng 20%, Đỗ Văn Vinh 25% và Tập đoàn Xây dựng Miền Trung 5%.
Doanh nghiệp cuối cùng mà Miền Trung từng xuất hiện là Công ty Cổ phần Điện mặt trời Thành Vinh. Doanh nghiệp này lập ra vào tháng 6/2018, trụ sở tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Tổng giám đốc là ông Vũ Văn Thọ.
Tại Thành Vinh, tính đến hết năm 2020, Miền Trung đã thoái vốn. Song đối tác quen thuộc của Miền Trung là Cường Thịnh Thi vẫn đang nắm giữ 40% cổ phần, theo sau là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Đức An.
Năm 2019, Thành Vinh chưa ghi nhận doanh thu và lợi nhuận, tổng tài sản đạt 45,2 tỷ đồng, đều là vốn chủ sở hữu.
Về Công ty Đầu tư Xây dựng Đức An, doanh nghiệp này thành lập tháng 4/2003, trụ sở tại phường Nam Thành, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, do ông Vũ Mạnh Trường làm giám đốc. Ông Trường nắm 64,1% cổ phần công ty. Số còn lại do bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt nắm giữ.
Tổng tài sản của Xây dựng Đức An tăng trưởng khá đáng kể trong giai đoạn 2016 – 2019, từ 334 tỷ đồng lên 756 tỷ đồng. Tuy nhiên, hầu hết tài sản được tài trợ bằng nợ phải trả, tăng từ 185 tỷ đồng lên 599 tỷ đồng. Bởi vậy, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của công ty ở mức khá cao, đạt 3,8 lần (2019).
Về tình hình kinh doanh, Đức An duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu khá tốt trong cùng giai đoạn nêu trên, khi tăng từ 194 tỷ đồng lên 565 tỷ đồng. Tuy vậy, lãi sau thuế của công ty lại “mỏng như lá lúa”, chỉ đạt lần lượt: -6,8 tỷ đồng (2016), 126 triệu đồng (2017), 126 triệu đồng (2018), 469 triệu đồng (2019).
Xem thêm Thanh Hóa: Tập đoàn Xây dựng Miền Trung bị thu hồi 32.000m2 đất tại Thọ Xuân
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.