Thanh Hoá: Xây dựng chuỗi đô thị dài 70km bám hai bờ Sông Mã

Viết Huy - 13/01/2024 23:44 (GMT+7)

(VNF) - Trong 5 năm trở lại đây, dọc hai bờ sông Mã là nơi “dừng chân” lý tưởng của các nhà đầu tư. Qua đó đã làm thay đổi bộ mặt cảnh quan, môi trường nơi đây, đưa đô thị Thanh Hóa phát triển theo hướng hiện đại.

VNF

Đô thị bám đôi bờ sông Mã

Theo Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 đã định hướng phát triển theo mô hình đô thị sinh thái, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí hậu; phát huy tiềm năng, lợi thế, truyền thống và lịch sử văn hóa đồng bằng sông Mã và văn hóa Đông Sơn.

Theo đó, tập trung xây dựng các khu đô thị dọc theo tuyến sông Mã với chiều dài nghiên cứu khoảng 70km, ranh giới diện tích lập quy hoạch khoảng 331km2, bao gồm 50 xã, phường thuộc TP.Thanh Hoá, TP.Sầm Sơn và các huyện Hoằng Hoá, Thiệu Hoá, Yên Định, Vĩnh Lộc và Hà Trung.

Thanh Hoá quy hoạch đô thị để dòng sông Mã thành khu đô thị văn minh

Trong đó, quy hoạch được thực hiện với 7 khu đặc đặc thù, gồm: Vùng núi huyện Vĩnh Lộc; khu vực núi bao quanh vùng lõm Ngã Ba Bông; đồng bằng cổ Yên Định; Khu Hàm Rồng - Núi Đọ, vùng lõi ven sông thuộc thành phố Thanh Hóa, vùng đô thị du lịch sinh thái ven biển... Đây là những khu vực có tiềm năng to lớn để có thể khai thác phát triển du lịch gắn với phát triển đô thị, bảo tồn văn hoá và phát huy giá trị di tích hai bên bờ sông Mã.

Tại TP.Thanh Hóa sẽ phát triển có giới hạn về phía Đông Bắc để hình thành thành phố 2 bờ sông Mã. Hạn chế phát triển về phía tây để bảo tồn vùng cảnh quan thiên nhiên và phát triển các khu du lịch như Hàm Rồng, Núi Đọ, Núi Voi, Rừng Thông… 

Đặc biệt, theo quy hoạch, sẽ lấy sông Mã làm trục cảnh quan, từ đó tập trung đầu tư xây dựng các đô thị dọc hai bên sông phù hợp thủy văn và cảnh quan bên sông.

Theo quy hoạch, đô thị Thanh Hóa được hiện lên với những nét đẹp hiện đại nhưng vẫn lưu giữ lại giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống cùng với những cảnh quan sinh thái ven sông. Xây dựng khu đô phải gắn với gìn giữ bản sắc và đặc trưng kiến trúc cảnh quan, chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị vành đai núi, sông Mã và các con sông. Chú trọng định hướng xây dựng thành phố hai bên bờ sông Mã, với trọng tâm là khu vực Hàm Rồng - núi Đọ; phát triển hình ảnh đặc trưng theo từng khu vực và tổng thể toàn đô thị.

Đô thị xanh bên sông

Để phát triển và bắt kịp xu hướng đô thị ven sông, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch ven 2 bờ sông Mã là các đô thị xanh cao cấp cùng nhiều không gian công viên, khu vui chơi giải trí ven sông.

Hiện nay, khu vực nam sông Mã đã được quy hoạch đầu tư với nhiều dự án lớn của các tập đoàn trong nước đầu tư như Vinhomes, Sungruop, Hà Thành Group, và nhiều tập đoàn đã đầu tư và đang hình thành khu đô thị Nam Sông Mã.

Khu vực phía bắc Sông Mã đã được duyệt quy hoạch để trở thành khu đô thị du lịch xanh Bắc Sông Mã rộng hơn 61ha, với khu công viên rộng gần 10ha, kết nối tuyến đường vành đai 3 tạo nên một không gian đô thị mới. 

Một số dự án quan trọng có thể kể đến là: Dự án số 4 nằm ở Đại lộ Nam Sông Mã và đại lộ Lê Lợi, dự án có quy mô 15,6 ha gồm 493 lô đất trong đó gồm 433 lô liền kề và 60 lô biệt thự. Chủ đầu tư là Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Taseco, Công ty cổ phần Tập đoàn Taseco, Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Phú Mỹ.

Dự án Khu dân cư và thương mại dịch vụ xã Quảng Phú, TP. Thanh Hoá có quy mô hơn 39,6 ha với mức đầu tư gần 2.300 tỷ do liên danh Công ty TNHH Ngọc Sao Thủy - Công ty cổ phần Tasco làm chủ đầu tư,…

Bên cạnh đó, tại khu vực phía nam sông Mã đoạn qua thành phố Sầm sơn cũng đang hình thành các đô thị lớn ven sông như: Sun Grand Boulevard Sầm Sơn của Sun Group quy mô 1.260ha tại Sầm Sơn, Sun Grand Boulevard được kỳ vọng sẽ sớm trở thành điểm tụ thương mại và vui chơi giải trí hấp dẫn bậc nhất xứ Thanh cũng như cả khu vực Bắc Trung Bộ

Cùng chuyên mục
Tin khác
Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình

Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình

(VNF) - Sau hơn hai năm thi công, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn Hà Tĩnh dần hoàn thiện. Các Ban dự án và đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, phương tiện, đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào khai thác dự kiến vào dịp 30/4/2025.