Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
VN-Index đóng cửa tuần thứ 20 của năm 2021 với 3 phiên tăng điểm, 2 phiên giảm điểm, có thêm 24,55 điểm tương đương 1,98%, dừng lại ở mức 1.266,36 điểm.
Đáng chú ý, theo thống kê của FiinGroup, thanh khoản trung bình một phiên trên sàn HoSE đạt 21.697 tỷ đồng, tăng 3,84% so với tuần trước đó và là tuần có thanh khoản cao nhất lịch sử.
Về diễn biến dòng tiền, tuần qua, khối ngoại đã bán ròng 3.555 tỷ đồng trên HoSE, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 3.511 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong tuần là các nhóm Ngân hàng, Tài nguyên cơ bản và Bất động sản. Theo mã cổ phiếu, họ bán mạnh nhất HPG, CTG, NVL, VIC, VBC, MSN, PLX, VJC, KBC, LPB, MBB.
Ngược lại, họ mua ròng VPB, MSB, VHM, BVH, NKG, DIG, FUEVFVND, GMD, HDB, HCM, STB.
Đặc biệt, VPB đã chuyển sang vị trí top được khối ngoại mua ròng sau khi họ bán ròng mạnh tuần trước.
Đối ứng với khối ngoại, các lực lượng nhà đầu tư trong nước đều mua ròng trong tuần qua.
Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân đã mua ròng 2.541 tỷ đồng trên HoSE, trong đó mua ròng khớp lệnh 2.447 tỷ đồng, tập trung vào nhóm cổ phiếu HPG, CTG, NVL, VIC, MSB, PLX, VCB, MBB, MSN, SSB.
Trong khi đó họ bán ròng VPB, STB, VHM, MWG, NKG, HDB, FLC, BVH, HCM, ROS.
Song song, tổ chức trong nước mua ròng 1.013 tỷ đồng, trong đó 430 tỷ mua ròng khớp lệnh. Họ mua ròng khớp lệnh nhiều nhất nhóm Ngân hàng, Bán lẻ. Theo mã, họ mua ròng mạnh nhất CTG, VPB, STB, FLC, HPG, MWG, TCB, ROS, VIC, E1VFVN30.
Họ bán ròng khớp lệnh mạnh nhất Dịch vụ tài chính và Công nghệ thông tin. Theo mã, họ bán ròng mạnh nhất MSB, SSI, SSB, AMD, MBB, DIG, KBC, FPT, GMD, ACB.
Trong khi đó, tự doanh mua ròng 793 tỷ, trong đó mua ròng qua khớp lệnh 634 tỷ đồng. Họ mua ròng nhiều nhất VPB, BID, STB, MWG, VNM, MSN, E1VFVN30, MBB, HPG, SSI. Họ bán ròng mạnh nhất MSB, FUEVFVND, ACB, KBC, GVR, PPC, TCB, HSG, BMI, FPT.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), mặc dù chưa có mức tăng điểm thuyết phục nhưng VN-Index đang có động thái hấp thụ áp lực chốt lời đang gia tăng, đặc biệt là áp lực bán từ khối ngoại. Đồng thời thị trường kết phiên cuối tuần trong sắc xanh cho thấy dòng tiền vẫn đang nỗ lực giữ nhịp tăng.
"Dự kiến trạng thái tranh chấp sẽ tiếp diễn vào phiên giao dịch tiếp theo nhưng thị trường vẫn có cơ hội tiến bước theo nhịp tăng. Do vậy, nhà đầu tư có thể nắm giữa danh mục và kỳ vọng vào nhịp tăng của thị trường", chuyên gia của VDSC khuyến nghị.
Còn theo nhìn nhận của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), mặc dù đã tăng điểm đáng kể tính từ mốc 1.200 điểm nhưng dòng tiền nhìn chung vẫn chưa cho thấy sự lan tỏa đều trên thị trường. Áp lực bán ròng mạnh từ nhà đầu tư ngoại với tính chất cơ cấu lại danh mục vẫn đang hiện hữu cũng góp phần gia tăng áp lực tâm lý tiêu cực lên nhà đầu tư nói chung và tạo nên diễn biến rung lắc trong phiên.
"Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư tạm thời nên cân nhắc chốt lời ngắn hạn các cổ phiếu đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng và chỉ nên giải ngân với tỷ trọng vừa phải vào một số cổ phiếu vốn hóa trung bình có triển vọng kinh doanh tốt và đang trong đà tăng tích cực hơn so với mặt bằng chung của thị trường", chuyên gia của VCBS cho hay.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng không mấy tin tưởng vào khả năng tăng trong ngắn hạn. BVSC dự báo VN-Index sẽ dao động giằng co bên dưới vùng kháng cự 1.275-1.285 điểm.
"Giai đoạn hiện tại tương đối thiếu vắng thông tin hỗ trợ cho thị trường nên nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tiếp biến động theo hướng giằng co với các nhịp tăng giảm đan xen trên vùng 1.200 để tích lũy, tạo nền giá mới trong ngắn hạn", chuyên gia của BVSC nêu quan điểm.
Chiến lược đầu tư theo khuyến nghị của công ty chứng khoán này là duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức 35-45%, ưu tiên nắm giữ các vị thế trung dài hạn.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.