Thanh tra Chính phủ ‘vạch mặt’ hàng loạt sai phạm của Petrolimex

Vĩnh Chi - 06/09/2016 06:28 (GMT+7)

(VNF) - Đầu tư ngoài ngành sai quy định, hiệu quả thấp, gây nguy cơ mất vốn nhà nước, cá nhân chiếm đoạt tài sản, gây hậu quả nghiêm trọng, các công ty không chấp hành chỉ đạo của Chính phủ về điều chỉnh giá… là hàng loạt sai phạm của Petrolimex và các công ty xăng dầu thành viên.

Ngày 1/9, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh đã ký văn bản số 2280 thông báo nội dung thực hiện kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Petrolimex và một số đơn vị.

Văn bản đã chỉ rõ một loạt khuyết điểm, sai phạm của Tập đoàn và các công ty thành viên trong các công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước; quản lý hoạt động kinh doanh; xây dựng, quản lý sử dụng đất; và điều hành giá bán lẻ xăng dầu.

"Qua mặt" Bộ Công thương, đầu tư ngoài ngành hàng trăm tỷ

Theo văn bản của Thanh tra Chính phủ, trong giai đoạn từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2013, Công ty mẹ - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh chính (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) với tổng số tiền 2.255 tỷ đồng, trong đó đầu tư với giá trị lớn không đúng quy định.

Cụ thể, Petrolimex đã tăng vốn đầu tư vào PG Bank 400 tỷ đồng (chiếm 40% vốn điều lệ của đơn vị nhận vốn góp), 171 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (chiếm 51% vốn điều lệ của đơn vị nhận vốn góp), và 51 tỷ vào Công ty cổ phần Bất động sản Petrolimex. Tất cả đều không có sự chấp thuận của Bộ Công thương.

Ngoài ra, Tập đoàn còn sử dụng vốn kinh doanh gần 232 tỷ đồng để đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, không đúng với Nghị quyết của HĐQT; ủy thác cho các đơn vị thành viên vay dài hạn để đầu tư xây dựng các công trình, dự án hơn 414 tỷ đồng từ vốn chiếm dụng trong thanh toán.

Một số khoản đầu tư của Công ty mẹ hiệu quả thấp. Điển hình như đầu tư 178,5 tỷ vào Công ty cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex kém hiệu quả; đầu tư gần 39 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Thương mại Tuyên Quang, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hóa chất PTN và Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển Vân Phong từ năm 2010 đến thời điểm thanh tra không có cổ tức.

Tình trạng này ở các công ty thành viên cũng không khá hơn. Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco đầu tư hơn 56 tỷ đồng vào Công ty cổ phần An Phú, nguy cơ mất vốn do kinh doanh thua lỗ.

Tổng công ty cổ phần phần Hóa dầu Petrolimex đầu tư 5 tỷ đồng vào Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Thương mại PLG bị thua lỗ 134 triệu đồng, thanh toán 369 triệu đồng lãi suất sử dụng vốn góp trong thời gian Công ty TNHH Đầu tư Thương mại PLG làm thủ tục giải thể là bất hợp lý.

Công ty Xăng dầu Khu vực II dùng vốn kinh doanh cho Công ty Du lịch- Thương mại Kiên Giang vay ưu đãi sai quy định 25 tỷ 534 triệu đồng; Công ty trích lập dự phòng  giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 53 tỷ 747 triệu đồng không đúng quy định.

Đặc biệt, tại Công ty Vipco còn xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong việc hợp tác đầu tư giữa đơn vị và Công ty Thiên Lộc Phú dẫn đến 18 tỷ đồng của Nhà nước đứng trước nguy cơ không thể thu hồi.

Điều này lặp lại tại Công ty Xăng dầu Khu vực III khi ông Đỗ Đông Ngọc (Giám đốc Công ty) và ông Phạm Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng đã ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 360 m2 đất trái thẩm quyền, làm phát sinh công nợ 540 triệu đồng, nguy cơ mất vốn.

Hai sự việc đều được Thanh tra Chính phủ nhận định là vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Tổng cộng trong năm 2012, cơ quan thuế đã kiểm tra và ban hành quyết định xử phạt vi phạm trong việc chấp hành pháp luật thuế đối với 31 công ty xăng dầu thành viên.

Ngoài ra, Công ty mẹ chưa xử lý dứt điểm giá trị tài sản tăng do đánh giá lại tại công ty xăng dầu thành viên khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần.

Hạch toán không đúng quy định

Ngoài sai phạm trong quản lý vốn, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra công tác quản lý hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và công ty xăng dầu thành viên có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Theo đó, Tập đoàn xác định sai sản lượng xăng dầu tiêu thụ thực tế, dẫn đến trích thiếu Quỹ bình ổn giá gần 5 tỷ đồng. Năm 2011, tập đoàn chỉ đạo các công ty xăng dầu thành viên kinh doanh có lãi trích lập Quỹ bình ổn, thực tế 11 công ty đã trích lập số tiền 221,3 tỷ đồng, không đúng đối tượng theo quy định.

Ngoài ra, Petrolimex còn hạch toán vào chi phí xăng dầu hao hụt vượt định mức, không đúng quy định của Quy chế kinh doanh xăng dầu, làm giảm hiệu quả kinh doanh gần 7 tỷ đồng.

Công tác quản lý, điều hành giá xăng dầu nội bộ của Công ty mẹ đối với các công ty xăng dầu thành viên chưa tuân thủ nguyên tắc, phương pháp xác định giá quy định trong Quy chế kinh doanh xăng dầu và chưa phù hợp với giá bán do Liên Bộ Tài chính – Công thương công bố.

Đặc biệt, Công ty Xăng dầu Khu vực II và Công ty TNHH MTV Vipco Hạ Long đã buông lỏng điều kiện thanh toán khi ký hợp đồng bán tái xuất xăng dầu, cho phép bên mua chậm thanh toán nhưng không có điều kiện đảm bảo thu hồi làm phát sinh công nợ khó đòi hơn 278 nghìn USD và tiềm ẩn nguy cơ mất vốn.

"Trách nhiệm đối với những tồn tại vi phạm nêu trên thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các công ty xăng dầu thành viên liên quan", báo cáo nêu rõ.

Nợ thuế sử dụng đất, không chấp hành điều chỉnh giá

Công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất của Petrolimex và các đơn vị thành viên cũng để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm.

Cụ thể, về quản lý xây dựng, Tập đoàn có 29 dự án chậm tiến độ, 23 gói thầu có dự toán trên 5 tỷ nhưng không tổ chức đấu thầu theo quy định, chỉ định nhà thầu không đủ năng lực tài chính…

Về quản lý sử dụng đất, chưa kí hợp đồng thuê đất với chính quyền địa phương gần 70.000m2, chuyển quyền sử dụng đất không đấu giá; các công ty xăng dầu thành viên không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước về sử dụng đất khi TCT Xăng dầu Việt Nam chuyển sang công ty cổ phần…

Quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước cũng tồn tại các khuyết điểm, vi phạm như đưa chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm vào giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu theo mức cố định, thiếu cơ sở, cao hơn chi phí thực tế của Tập đoàn; không chấp hành việc điều chỉnh giá bán xăng dầu của Chính phủ; tự ý tăng giá bán lẻ xăng dầu vùng 2 cao hơn mức do Liên Bộ đề ra…

Trước hàng loạt sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân thuộc tập đoàn và các công ty liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, quản lý hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu.

Đáng chú ý, theo kiến nghị của ngành thanh tra, Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với 2 vụ việc xảy ra giữa Công ty Vipco và Công ty Thiên Lộc Phú.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tổng công ty Thép Việt Nam: Lợi nhuận âm, nợ gần 1.000 tỷ đồng

Tổng công ty Thép Việt Nam: Lợi nhuận âm, nợ gần 1.000 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tình chính riêng của Tổng công ty Thép VN – CTCP (VNSTEEL) cho thấy doanh thu quý I/2024 giảm mạnh 77%, lợi nhuận âm hơn 11 tỷ đồng, cùng với đó BHXH nhắc tên vì chậm đóng BHXH hơn 1,1 tỷ đồng.

Điện lực miền Trung cõng khối nợ lớn hơn 22.000 tỷ đồng

Điện lực miền Trung cõng khối nợ lớn hơn 22.000 tỷ đồng

(VNF) - Tổng công ty Điện lực miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính năm 2023 với nguồn doanh thu khủng đạt 48.125 tỷ đồng. Trong khi đó, số nợ phải trả cũng tăng lên trên 22.000 tỷ đồng.

Công ty châu Âu tại Trung Quốc ‘than thở’ khó kiếm tiền

Công ty châu Âu tại Trung Quốc ‘than thở’ khó kiếm tiền

(VNF) - Các công ty châu Âu ở Trung Quốc đang gặp khó khăn hơn trong việc kiếm tiền ở nước này khi tăng trưởng chậm lại và áp lực dư thừa công suất gia tăng, theo một cuộc khảo sát được Phòng thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc công bố ngày 10/5.

Bia Sài Gòn Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội 1,3 tỷ đồng

Bia Sài Gòn Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội 1,3 tỷ đồng

(VNF) - Bia Sài Gòn – Hà Nội (BSH) doanh thu quý I/2024 tăng nhẹ 10,52%, lợi nhuận giảm 22% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, BSH chậm đóng BHXH 2 tháng với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.

BĐS nghỉ dưỡng 'ngủ đông kéo dài': Condotel, shophouse... hiếm khách hỏi mua

BĐS nghỉ dưỡng 'ngủ đông kéo dài': Condotel, shophouse... hiếm khách hỏi mua

(VNF) - Các phân khúc condotel, nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng không ghi nhận nguồn cung mới mở bán trong tháng 4, khiến thị trường vẫn duy trì trạng thái ảm đạm kéo dài.

Chia sẻ tri thức, nâng cao hiểu biết về sinh kế bền vững ở ĐBSCL

Chia sẻ tri thức, nâng cao hiểu biết về sinh kế bền vững ở ĐBSCL

(VNF) - Ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội thảo Tham vấn cấp trung ương về phát triển các sản phẩm tri thức thuộc khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (GEF-ICRSL) đã được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia để góp phần hoàn chỉnh cho các sản phẩm tri thức trong phạm vi dự án.

Mỹ sắp giáng đòn mới lên Trung Quốc, nhắm vào loạt mặt hàng chiến lược

Mỹ sắp giáng đòn mới lên Trung Quốc, nhắm vào loạt mặt hàng chiến lược

(VNF) - Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến bổ sung các lĩnh vực như xe điện, pin và pin mặt trời vào danh sách áp thuế được thiết lập dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, theo The Guardia.

Quỹ ngoại ‘xuống tiền’ nghìn tỷ, thời điểm gom vào cổ phiếu giá tốt?

Quỹ ngoại ‘xuống tiền’ nghìn tỷ, thời điểm gom vào cổ phiếu giá tốt?

(VNF) - Nhóm quỹ Dragon Capital trong nửa tháng vừa qua đã chi khoảng hơn 1.200 tỷ đồng để gom một số cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

'Cần hạ bậc thuế thu nhập cá nhân'

'Cần hạ bậc thuế thu nhập cá nhân'

(VNF) - Bên cạnh các ý kiến nhấn mạnh mức giảm trừ gia cảnh đã lỗi thời, nhiều quan điểm đánh giá quy định về các bậc thuế cũng đang quá gần nhau, đẩy gánh nặng đóng thuế lên vai những người làm công ăn lương.

ABBANK và Thang Long Real Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

ABBANK và Thang Long Real Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

(VNF) - Ngày 9/5/2024 tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Thang Long Real Group (TLRG).