Thay đổi chính sách thuế để cải thiện chất lượng tăng trưởng

Quỳnh Anh - 11/12/2023 16:10 (GMT+7)

(VNF) - Trong buổi chia sẻ với các chuyên gia kinh tế do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức dưới bối cảnh nền kinh tế trong nước hồi phục cầm chừng, rất nhiều biện pháp và đề xuất đã được thảo luận nhằm cải thiện tăng trưởng trong tương lai gần.

VNF
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức sự kiện về kinh tế vĩ mô 2023 và những thay đổi về chính sách thuế để cải thiện chất lượng tăng trưởng.

Nội dung sự kiện bao gồm những chia sẻ của các chuyên gia về bối cảnh chung của nền kinh tế; các vấn đề về chính sách tài khoá, phản biện và bình luận; đồng thời có những tham vấn chính sách về cải cách thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt; cải cách thể chế và tài chính công...

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Phạm Văn Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), cho biết nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn trên con đường hồi phục do nhiều yếu tố bất lợi về địa chính trị, lạm phát, lãi suất và rủi ro tài chính cao hơn. Những điều này cũng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế trong nước, bất chấp những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do và sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu đem lại.

Để cải thiện chất lượng tăng trưởng, Chính phủ hướng tới việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách thuế nhằm ổn định thị trường, cải thiện nguồn thu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; trong đó, đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số sản phẩm như rượu, bia, thuốc lá được kỳ vọng sẽ góp phần định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, đồng thời thể hiện cam kết của Chính phủ đối với phát triển bền vững và an sinh xã hội.

Ông Phạm Văn Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS).

Chia sẻ tại sự kiện, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VESS nhận định tốc độ tăng trưởng trung bình đang chậm lại, trong khi tốc độ tăng trưởng ngắn hạn biến động mạnh hơn. Tăng trưởng GDP trong 3 quý đầu đạt 4,2%, vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 6,5% mà Chính phủ đặt ra.

Sản xuất công nghiệp suy giảm, tiêu dùng tăng trưởng chậm lại, lĩnh vực bất động sản yếu kém là những yếu tố chính khiến nền kinh tế chưa thể bứt phá, trong khi đầu tư công và FDI là những điểm sáng hiếm hoi. Lĩnh vực xuất khẩu cải thiện dần song dự kiến sẽ còn bị ảnh hưởng từ sự khó khăn của kinh tế Mỹ và EU. 

Theo ông Phạm Thế Anh, mặc dù lạm phát cơ bản đã giảm nhưng tốc độ giảm chậm, nhưng cần chú ý lạm phát tổng thể có dấu hiệu tăng trở lại do giá nhiên liệu, giá điện/nước tăng, giá lương thực tăng, tỷ giá tăng và do bị ảnh hưởng bởi các xung đột chính trị. 

Do đó, ông Phạm Thế Anh cho rằng xu hướng chính sách sắp tới là tiếp tục nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng, nhưng phải cẩn trọng hơn với lạm phát. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì nền lãi suất thấp, điều tiết ổn định tỷ giá khi cần, trong khi chính sách tài khóa có thể được tận dụng để hỗ trợ kinh tế hồi phục. 

Trong dài hạn, nền kinh tế tiếp tục phụ thuộc vào kênh tín dụng, do thị trường trái phiếu mất nhiều thời gian để hồi phục. Trong khi đó, lãi suất huy động đang ở vùng đáy, khó giảm thêm.

Cũng trong buổi chia sẻ, PGS. TS. Vỹ Sỹ Cường, Chuyên gia Tài chính công, Phó trưởng bộ môn Phân tích Chính sách Tài chính thuộc Học viện Tài chính, cũng đưa ra ý kiến về một số biện pháp cải thiện chính sách tài khóa thông qua các biện pháp điều chỉnh thuế. 

Theo ông Vỹ Sỹ Cường, so với các quốc gia mới nổi khác ở châu Á thì Việt Nam dựa nhiều vào các sắc thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT và thuế xuất nhập khẩu, trong khi cơ cấu thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản và thuế tiêu thụ đặc biệt còn nhỏ. 

Gợi ý về một số biện pháp cải cách thuế trong giai đoạn 2023, PGS. TS. Vỹ Sỹ Cường đề xuất cải cách thuế giá trị gia tăng, xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu, tăng mức điều tiết đối với đất và bổ sung thu thuế đối với nhà, cũng như mở rộng đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa gây ô nhiễm.

Xem thêm >> Cựu chủ tịch Khánh Hòa bị kê biên loạt tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

(VNF) - Bà Võ Thị Thanh (từng được gọi là 'bông hồng vàng' Phú Yên) bị Cục Thuế tỉnh Phú Yên đề nghị tạm hoãn xuất cảnh khi Công ty Cổ phần Thuận Thảo nợ thuế gần 185 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay.

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

(VNF) - Ngày 30/5, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (HoSE: SHI) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (AGM 2024) với nhiều nội dung đáng chú ý.

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây là tiền đề để tỉnh hoàn tất thủ tục phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Biên Hòa và tiến tới giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại phân khu C4 thuộc dự án Aqua City.

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

(VNF) - Theo tuyên bố được đưa ra ngày 30/5, Grab và OpenAI đang hợp tác để xây dựng và triển khai các giải pháp AI cho hệ sinh thái của ứng dụng gọi xe công nghệ.

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

(VNF) - PwC đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc khi gã khổng lồ kiểm toán toàn cầu đã bị gần 20 công ty hàng đầu hủy hợp đồng kể từ khi bị cho là "dính líu" tới bê bối gian lận kiểm toán tại Evergrande.

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

(VNF) - Cổ phiếu PSH nhanh chóng giảm kịch sàn ngay sáng 30/5, sau khi con trai Chủ tịch nhận 'tráp phạt' từ UBCKNN vì hành vi thao túng, tạo cung cầu giả.

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.