'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Những ngày không yên ả đến với Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) ngay từ những ngày đầu năm 2017.
Đầu tiên là thay chủ chiếc ghế nóng – CEO. Ông Nguyễn Đình Tâm, 51 tuổi, gắn bó với Thiên Long được hơn 25 năm vừa được bổ nhiệm vào chiếc ghế nóng này.
Ông Tâm có kinh nghiệm sâu rộng trong ngành, đặc biệt am hiểu sâu sắc lĩnh vực kỹ thuật sản xuất then chốt của công ty. Gia nhập Công ty từ 1993, ông Tâm từng kinh qua các vị trí chủ chốt trong công ty như Phó giám đốc kỹ thuật, Giám đốc nghiên cứu và phát triển (R&D), Phó tổng giám đốc sản xuất…
Đối với ông Cô Gia Thọ, Chủ tịch HĐQT Thiên Long, ông Tâm là người hiếm hoi có bề dày lịch sử trong ngành văn phòng phẩm ở Việt Nam và ông Thọ cần những người như ông Tâm để đưa Thiên Long phát triển đến vị thế số 1 Đông Nam Á.
Cũng phải nói thêm, HĐQT Thiên Long đã có nhiều năm chuẩn bị lực lượng kế thừa. Ông Tâm là sự kế thừa mang tính quy hoạch rất rõ và lâu dài cho sự phát triển bền vững tại công ty này.
Trước đó, sự ra đi của ông Võ Văn Thành Nghĩa, vị Tổng giám đốc kỳ cựu sau 11 năm gắn bó và nhiều lãnh đạo cấp cao khác, đồng thời cũng thoái toàn bộ vốn cổ phần tại đây, đã để lại một khoảng trống đối với Thiên Long. Bởi, trong suốt thời gian dưới sự chèo lái của ông Nghĩa, hoạt động kinh doanh của TLG luôn trên đà đi lên với mức doanh thu tăng trưởng đều đặn và chưa một năm sụt giảm lợi nhuận.
Năm 2006, TLG đạt doanh thu gần 302 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2015; lợi nhuận ròng đạt mức tăng trưởng hai con số từ khi lên sàn với gần 47 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2007.
Năm 2012, lãi ròng của TLG lần đầu cán mốc trăm tỷ đồng với mức tăng trưởng 24%. Liên tục 4 năm sau đó, TLG vẫn tiếp đà chiến thắng và giữ được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trên 20% mỗi năm.
Năm 2016, cũng không khác biệt, TLG đạt doanh thu thuần hơn 2,162 tỷ đồng, tăng 15% và vượt nhẹ so với kế hoạch năm. Lãi ròng đạt gần 240 tỷ đồng, tăng trưởng 28%.
Cho đến nay, sự phát triển của TLG đã không bị giới hạn với thị trường nội địa mà mở rộng sang thị trường Đông Nam Á, châu Âu hay châu Mỹ. Sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu đi hơn 50 quốc gia.
Cùng với sự ra đi của ông Nghĩa và một số nhân sự cấp cao, Thiên Long cũng còn đối mặt với việc Quỹ đầu tư Vietnam Holding Limited đang trong lộ trình thoái vốn và không còn là cổ đông nước ngoài lớn nhất tại đây.
Quỹ đang nắm 4,29% cổ phần tại Thiên Long (tương đương 1,64 triệu cổ phiếu). Trước đó, Thiên Long được coi là khoản đầu tư đúng khẩu vị của quỹ này vì dẫn đầu ngành và kinh doanh có hiệu quả. Tính đến năm 2016, giá trị đầu tư của quỹ đã tăng lên gấp bảy lần so với thời điểm đặt chân vào công ty này đầu năm 2013.
Nghĩa là, Thiên Long cũng phải tính tới việc thay đổi chiến lược...
Theo ông Cô Gia Thọ, hội nhập là xu hướng bắt buộc hiện nay. Thiên Long phải mở rộng, tìm kiếm các đơn vị liên doanh liên kết trong tương lai.
"Chúng tôi muốn "nới room" lâu lắm, rồi bởi chúng tôi đang tập trung vào làm mạnh thị trường xuất khấu, cần có sự hỗ trợ, nguồn lực lớn từ các cổ đông ngoại", ông Thọ nói.
Hơn nữa, Thiên Long không muốn ràng buộc, trói chân mình. Hàng loạt sự thay đổi mà công ty đang làm, như thành lập các tiểu ban mới hay mở room, đơn giản để mọi người nhìn vào thấy Thiên Long đang không co cụm, không làm khó mình.
Song, động thái này của Thiên Long đang làm các cổ đông lo ngại. Đặc biệt, cũng đã có người nhắc tới khả năng tái diễn kịch bản tương tự như đã diễn ra tại Kinh Đô. Ở Kinh Đô, hai thành viên HĐQT là ông Trần Kim Thành và ông Trần Lệ Nguyên (chủ tịch, Tổng giám đốc Kido Group) từng bán hết cổ phần mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại.
Tại Đại hội đồng cổ đông mới đây, ông Cô Gia Thọ đã trấn an, chuyện đó sẽ không xảy ra tại Thiên Long. Bởi, ông Thọ là người nắm cổ phần chi phối, ông Trần Kim Thành và ông Trần Lệ Nguyên là thành viên HĐQT độc lập của Thiên Long, đã đóng góp rất nhiều vào giá trị cốt lõi cho Tập đoàn, nhưng không sở hữu bất kì cổ phiếu nào.
Năm nay, HĐQT không bầu bổ sung thêm. "Thiên Long muốn dành một vài vị trí để dành cho các đối tác chiến lược trong tương lai", ông Thọ tiết lộ.
Như vậy, cùng việc Thiên Long quyết định nới room ngoại lên 100%, bắt tay với nhà đầu tư chiến lược, kế hoạch mở rộng quy mô của Thiên Long khá rõ, làm bước đệm cho chiến lược phát triển mới. Trong đó, Thiên Long đã xác định xuất khẩu sẽ là động lực tăng trưởng cho công ty trong tương lai và phục vụ cho tham vọng trở thành công ty văn phòng phẩm số 1 ở ASEAN và hàng đầu châu Á.
Tất nhiên, để đạt được mục tiêu này, Thiên Long vẫn còn phải cạnh tranh với các đối thủ khác trong khu vực, đặc biệt là các thương hiệu đến từ Trung Quốc. Điển hình là các sản phẩm của Hãng Asia File BHD (Trung Quốc) đang được xuất sang hơn 80 quốc gia. Thiên Long mới dừng có con số 50 quốc gia trong địa chỉ xuất khẩu sản phẩm của mình. Hơn thế, Thiên Long hiện vẫn lấy thị trường trong nước làm chủ đạo, chiếm tỷ trọng 85% và xuất khẩu chiếm 15%.
Các kế hoạch của ông Thọ và Thiên Long đang thuận lợi. Năm 2016, hoạt động kinh doanh của Thiên Long tiếp tục gặt hái được thành công, khi doanh thu thuần hợp nhất đạt 2.162,3 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2015. Trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 327,4 tỷ đồng, chiếm 15,1% tổng doanh thu. Thiên Long đã đầu tư mạnh mẽ vào các hoạt động bán hàng và phát triển thương hiệu tại các thị trường xuất khẩu.
ASEAN là thị trường truyền thống, chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các dòng sản phầm của Thiên Long. Trong đó, thị trường Philippines tăng trưởng mạnh nhất, với 122%, Myanmar tăng trưởng 49%, Campuchia và Lào tương ứng 34% và 50%.
Tại thị trường nội địa, với hơn 60.000 điểm bán lẻ trên khắp 63 tỉnh, thành phố cả nước, ở mảng bút viết Thiên Long đang chiếm 60% thị phần nội địa, các đối thủ còn lại từ Trung Quốc, Thái Lan và trong nước là 40%.
Các sản phẩm chủ lực của Thiên Long tăng trưởng tích cực trong năm 2016. Trước năm 2014, nhóm bút viết luôn chiếm hơn 50% doanh thu thuần, nhưng vài năm trở lại đây nhóm dụng cụ văn phòng và mỹ thuật được xem là chiến lược chủ lực trong tương lai của tâp đoàn, với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liền. Đặc biệt nhóm dụng cụ mỹ thuật đã tăng đến 24,2% so với năm 2015 và không ngừng đóng góp vào tỷ lệ tổng doanh thu lên 12,6% (tương đương 272,8 tỷ đồng).
Sự biến động này khiến Thiên Long phải cơ cấu lại ngành hàng mới, nhưng vẫn xoay quanh ngành cốt lõi. Thực tế, trong giai đoạn từ 2007-2011, thị trường bút viết đang trong đà tăng trưởng cao, nhưng Thiên Long đã đầu tư vào văn phòng phẩm, không đợi đến khi ngành bút viết giảm thì mới đầu tư. Giai đoạn này, ngành văn phòng phẩm cũng tăng trưởng 40%/năm.
"Chúng tôi luôn có sự chuẩn bị. Khi thị trường trong nước phát triển thì Thiên Long đã chuẩn bị cho thị trường xuất khẩu. Trong lúc đẩy mạnh xuất khẩu thị trường Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng mạnh thì Thiên Long lại chuẩn bị nguồn lực để đánh vào thị trường Đông Âu", ông Cô Gia Thọ cho biết.
Bên cạnh hai nhà máy đang hoạt động và chuẩn bị mở rộng nâng công suất, Thiên Long đang xây dựng nhà máy mới ở Nam Thiên Long, với công suất dự kiến lên tới khoảng 800 triệu đơn vị sản phẩm/năm. Dự kiến, nhà máy mới được đưa vào hoạt động vào tháng 11/2017. Thậm chí, khi tình hình thị trường xuất khẩu khả quan, Thiên Long có thể xây dựng nhà máy mới ở KCN Long Thành (Đồng Nai).
Như vậy, với nhiều sự thay đổi mạnh mẽ về nhân sự và chiến lược, Thiên Long đang bung ra làm mới mình để thích ứng với cạnh tranh thời cuộc. Tuy nhiên, để đến được đích, chặng đường Thiên Long phải đi ngày càng nhiều sức ép đối với vị CEO mới và vị thuyền trưởng lỗi lạc Cô Gia Thọ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.