Thế giới lao đao khi đồng USD tăng giá mạnh

Thảo Phương - 16/05/2022 07:34 (GMT+7)

Đồng USD tăng giá có thể giúp Mỹ kiểm soát lạm phát. Nhưng điều này cũng có nguy cơ đẩy giá nhập khẩu của các nền kinh tế khác lên cao, thậm chí thúc đẩy lạm phát trên toàn cầu.

VNF
Đồng USD đi lên có nguy cơ đẩy giá nhập khẩu của các nền kinh tế khác lên cao, thậm chí thúc đẩy lạm phát và làm xói mòn vốn. Ảnh: Reuters.

Theo Bloomberg, đồng USD tăng cao đang đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái bởi chi phí đi vay cao hơn và thị trường tài chính biến động nhiều hơn.

Sức mạnh của đồng bạc xanh tăng lên sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Các nhà đầu tư cũng đẩy mạnh mua vào đồng USD trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn.

Đồng tiền tăng giá sẽ giúp FED hạ nhiệt giá cả và hỗ trợ nhu cầu mua hàng hóa nước ngoài của người Mỹ. Nhưng điều này cũng có nguy cơ đẩy giá nhập khẩu của các nền kinh tế khác lên cao, thậm chí thúc đẩy lạm phát và làm xói mòn vốn.

Đồng bạc xanh đi lên

Mối nguy này càng đáng ngại hơn đối với các nền kinh tế mới nổi. Tháng này, cả Ấn Độ và Malaysia đều bất ngờ nâng lãi suất trong nỗ lực chống đỡ tỷ giá hối đoái.

Các nền kinh tế tiên tiến cũng không miễn nhiễm. Tuần trước, đồng EUR lao dốc xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 5 năm, đồng CHF của Thụy Sĩ suy yếu xuống ngưỡng ngang bằng với đồng USD lần đầu tiên kể từ năm 2019. Đồng yen chạm mốc thấp nhất trong 2 thập kỷ.

Theo dự báo mới của Viện Tài chính Quốc tế (IFF), tăng trưởng toàn cầu nhìn chung sẽ đi ngang trong năm nay khi châu Âu rơi vào suy thoái, Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và các điều kiện tài chính của Mỹ thắt chặt đáng kể.

Các nhà kinh tế tại Morgan Stanley dự đoán tăng trưởng năm nay sẽ thấp hơn một nửa so với tốc độ năm 2021.

Khi lãi suất tiếp tục tăng trong bối cảnh biến động toàn cầu - từ cuộc chiến ở Ukraine đến làn sóng Covid-19 mới ở Trung Quốc, các nhà đầu tư đổ xô vào những tài sản an toàn.

Những quốc gia thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ đối mặt với biến động mạnh mẽ hơn. "Mỹ luôn là một nơi trú ẩn an toàn. Với việc FED nâng lãi suất và lãi suất thị trường tăng cao, nhiều vốn có thể chảy vào Mỹ hơn. Điều này làm tổn hại các thị trường mới nổi", ông Clay Lowery - Phó chủ tịch điều hành IFF - nhận định.

Theo IIF, chỉ riêng trong tháng 4,4 tỷ USD đã chảy khỏi thị trường chứng khoán của các nền kinh tế mới nổi. Đồng tiền của những quốc gia này cũng sụt giá. Trái phiếu châu Á mới nổi lao dốc 7% trong năm nay.

"Chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ sẽ có tác động lan tỏa tới phần còn lại của thế giới", ông Rob Subbaraman - Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu của Nomura Holdings Inc. - nhận định.

"Hầu hết nền kinh tế bên ngoài Mỹ đều bắt đầu rơi vào vị thế yếu hơn chính nước Mỹ", ông nói thêm.

Tác động lan tỏa

Nhiều nhà sản xuất đối mặt với chi phí tăng cao. Toyota Motor Corp. dự báo lợi nhuận hoạt động giảm 20% trong năm tài chính hiện tại dù doanh số bán xe tăng mạnh. Nguyên nhân là chi phí hậu cần và nguyên vật liệu tăng kỷ lục.

Công ty cho biết đồng yen suy yếu sẽ không thể tạo ra mức tăng doanh thu lớn.

Đồng NDT của Trung Quốc suy yếu bởi dòng vốn kỷ lục rút khỏi thị trường tài chính của nước này.

"Đà giảm đột ngột của đồng NDT chủ yếu do triển vọng kinh tế của Trung Quốc xấu đi, hơn là tác động từ thay đổi chính sách của FED", chiến lược gia Alvin Tan tại Royal Bank of Canada ở Singapore bình luận.

“Nhưng nó đã phá vỡ khiên chắn của các đồng tiền của châu Á khỏi đà tăng giá của đồng USD, dẫn đến sự suy yếu nhanh chóng của những đồng tiền này trong tháng qua", vị chuyên gia nói thêm.

Ở những nền kinh tế tiên tiến, đồng tiền suy yếu khiến các ngân hàng trung ương rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Tháng này, thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Francois Villeroy de Galhau nhấn mạnh rằng “đồng EUR quá yếu sẽ đi ngược lại mục tiêu ổn định giá".

"Tỷ giá hối đoái yếu hơn sẽ làm tăng áp lực đối với giá nhập khẩu, khiến lạm phát tăng đáng kể so với mục tiêu 2% của các ngân hàng trung ương", ông Dario Perkins - nhà kinh tế trưởng tại TS Lombard - bình luận.

“Thắt chặt tiền tệ có thể làm giảm bớt vấn đề này, nhưng cái giá phải trả là những vết thương kinh tế", ông cảnh báo.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành lãi suất hài hòa, hợp lý, đồng bộ với điều hành tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác; phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay.

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Chiều 20/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức, sau khi được Quốc hội khóa XV bầu và thông qua nghị quyết với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

(VNF) - Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây đã giáng cho Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nguồn tài chính của nước này và buộc Nga phải nhanh chóng chấm dứt chiến sự. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, chiến sự vẫn tiếp diễn và Điện Kremlin đang ca ngợi nền kinh tế vững mạnh của mình.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VEF) - Với 475/475 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

(VNF) - Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cát Liên Hoa vừa cho biết đã nhận được quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng có thể châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt tại quốc gia Trung Đông này.

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

(VNF) - Khách hàng tham gia gói bảo hiểm Muôn sắc Yêu thương, có quyền lợi chi trả bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ làm bồi thường, bảo hiểm BSH đưa ra lý do từ chối chi trả: Bệnh này khách hàng đã biết trước, tính là bệnh có sẵn. Trong khi đó khách hàng khẳng định, chỉ khi đi khám ở Bệnh viện Việt Đức, mới phát hiện con bị bệnh.

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.