'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Indonesia liên tiếp ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới kỷ lục trong những ngày gần đây. Cụ thể, ngày 15/7, nước này ghi nhận 56.757 ca nhiễm mới, và tiếp tục ghi nhận 54.000 ca vào ngày 16/7. Tổng số ca nhiễm ở nước này đã lên tới 2,78 triệu ca.
Indonesia cũng công bố có thêm 1.025 ca tử vong trong ngày 16/7, nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 ở nước này lên 71.397 ca.
Theo Nikkei Asia, Indonesia đã vượt Ấn Độ trở thành tâm dịch Covid-19 mới của châu Á. Ấn Độ hiện ghi nhận khoảng hơn 32.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.
Dù số ca Covid-19 hiện tại của Indonesia vẫn còn xa so với mức cao nhất của Ấn Độ là 400.000 ca/ngày hồi tháng 5. Tuy nhiên, Ấn Độ có dân số gần gấp 5 lần 270 triệu người của Indonesia. Theo đó, tỷ lệ lây nhiễm hiện tại của Indonesia là khoảng 132 ca trên một triệu người, còn Ấn Độ chỉ là 26 trường hợp.
Theo giới chuyên gia, năng lực xét nghiệm của Indonesia hiện vẫn chưa thể đáp ứng tình hình thực tế và số ca nhiễm có thể còn cao hơn.
Nhằm củng cố hệ thống y tế, chính phủ bắt đầu nhập khẩu máy tạo oxy từ nước ngoài và mở rộng các khu điều trị Covid-19 trên khắp cả nước. Dù vậy, bệnh nhân vẫn vô cùng chật vật khi tìm giường bệnh.
Ngày 13/07, công ty phân tích ảnh vệ tinh Simularity có trụ sở tại Mỹ cáo buộc hàng trăm tàu cá Trung Quốc xả thải trực tiếp xuống Biển Đông, dẫn tới sự phát triển của các loài tảo độc, gây hại cho các rạn san hô và đe dọa môi trường sống của các loài cá.
Hiện tượng này được theo dõi bằng ảnh vệ tinh được chụp trong 5 năm qua tại cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi hàng trăm tàu cá Trung Quốc neo đậu trái phép theo từng dãy.
Báo cáo cho biết ít nhất 236 tàu Trung Quốc neo đậu tại khu vực này trong ngày 17/6.
"Khi những con tàu này không di chuyển, chất thải sẽ chồng chất lên nhau. Hàng trăm tàu Trung Quốc neo đậu ở Trường Sa đang xả thải trực tiếp lên các rạn san hô nơi chúng neo đậu", bà Liz Derr, người đứng đầu Simularity, cho biết.
Cũng theo bà Liz Derr, điều này có thể làm suy giảm đáng kể trữ lượng cá tại một số khu vực xa bờ, vốn là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 13/7 thông báo đã nắm được thông tin tàu Trung Quốc xả chất thải tại Biển Đông và đang cho xác minh.
Phản ứng trước cáo buộc này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng “đây là một trong những câu chuyện nực cười nhất gần đây”
“Trung Quốc cực lực lên án công ty Mỹ xuyên tạc sự thật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và tung tin đồn ác ý để bôi nhọ Trung Quốc”, ông Triệu tuyên bố đồng thời nhấn mạnh: “Chúng tôi sẵn sàng làm việc với các nước trong khu vực để xóa bỏ những xáo trộn và cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ không có dữ liệu và bằng chứng nào liên quan tới việc tiêm các loại vaccine hỗn hợp nhưng niều nước đã quyết định tiêm trộn các loại vaccine với nhau để tăng hiệu quả phòng dịch Covid-19.
Thái Lan ngày 14/7 cho biết sẽ tiến hành kế hoạch kết hợp liều đầu tiên của vaccine Sinovac (Trung Quốc) với liều thứ hai là vaccine Oxford-AstraZeneca. Đại diện Bộ Y tế nước này cho rằng chính sách tiêm chủng kết hợp vaccine của Thái Lan được dựa trên các kết quả nghiên cứu ở người.
Các mũi sẽ được tiêm cách nhau từ 3 tới 4 tuần để tăng khả năng tạo kháng thể chống lại biến thể Delta. Chính sách mới của Thái Lan sẽ được áp dụng cho các nhân viên y tế sau khi nước này ghi nhận 618 người mắc bệnh dù đã được tiêm hai liều Sinovac.
Trong khi đó, các quan chức y tế công cộng Canada cũng quyết định tiêm mũi thứ hai là vaccine công nghệ RNA cho những người đã nhận được mũi đầu tiên là vaccine AstraZeneca, theo công nghệ vector.
Một số quốc gia, bao gồm cả các nước Châu Âu, cũng đã theo dõi những dấu hiệu tương tự, khuyến cáo những người đã tiêm vaccine AstraZeneca mũi đầu tiên sau đó tiêm mũi hai với vaccine công nghệ mRNA, như của Pfizer hoặc Moderna.
Trong thông báo phát ra ngày 16/7, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Mỹ đã bổ sung 7 quan chức Trung Quốc vào danh sách trừng phạt của Cục Kiểm soát Tài sản Nước ngoài. Những người này đều là phó trưởng Văn phòng liên lạc Trung Quốc tại đặc khu Hong Kong.
Như vậy, tính đến nay Mỹ đã trừng phạt tất cả các quan chức cấp cao của Văn phòng liên lạc Trung Quốc tại đặc khu Hong Kong, cơ quan mà Mỹ xem là công cụ để Bắc Kinh áp đặt tầm ảnh hưởng lên Hong Kong và làm giảm mức độ tự trị của đặc khu này.
Cụ thể, 7 quan chức bị trừng phạt lần này gồm Chen Dong, Yang Jianping, Qiu Hong, Lu Xinning, Tan Tieniu, He Jing và Yin Zonghua.
Theo lệnh trừng phạt, tài sản của những người này tại Mỹ (nếu có) sẽ bị đóng băng, và họ sẽ bị cấm giao dịch với các doanh nghiệp và công dân Mỹ.
Trong thông cáo phát ra cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói các quan chức Trung Quốc đã "phá hoại một cách có hệ thống" các thể chế dân chủ Hong Kong và lệnh trừng phạt là "thông điệp rõ ràng của Mỹ rằng Washington kiên quyết đứng về phía người dân Hong Kong".
Cũng trong ngày 16/7, Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế, Bộ An ninh Nội địa và Bộ Tài chính Mỹ đưa ra khuyến nghị "nêu rõ những rủi ro ngày càng tăng liên quan đến các hành động của chính phủ Trung Quốc và đặc khu hành chính Hong Kong, có thể ảnh hưởng xấu đến các công ty Mỹ đang hoạt động tại Hong Kong".
Khuyến nghị nêu rõ công dân và doanh nghiệp Mỹ bị cấm thực hiện một số giao dịch nhất định với những người nằm trong danh sách trừng phạt mà không có giấy phép chung hoặc giấy phép đặc biệt từ Cục Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ hoặc các trường hợp ngoại lệ khác.
Xem thêm >> WHO kêu gọi cung cấp dữ liệu thô nguồn gốc Covid-19, Trung Quốc nói gì?
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.