Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Những người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong tuần qua đều cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu gia tăng khi các nền kinh tế tiên tiến tăng trưởng chậm lại, trong khi lạm phát tăng buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tiếp tục tăng lãi suất, làm tăng thêm áp lực nợ đối với các quốc gia đang phát triển.
Hồi đầu tuần này, trong cuộc họp thường niên giữa IMF và WB, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva đã cảnh báo về nguy cơ suy thoái trong năm nay và năm tới khi cả 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới đều có những biểu hiện đáng ngại.
Cụ thể, tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới đang mất đà trên thị trường lao động do tác động của chi phí đi vay cao hơn đang “bắt đầu khó khăn”, bà Kristalina Georgieva cho biết. Khu vực đồng EUR đang tăng tưởng chậm lại khi giá khí đốt tự nhiên tăng cao, cũng như Trung Quốc đang gặp các vấn đề cho chính sách “zero-Covid” và biến động trong lĩnh vực bất động sản.
IMF tính toán rằng khoảng một 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ có ít nhất 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp trong năm nay và năm 2023, tương đương với biểu hiện suy thoái. Ngoài ra, tổ chức cũng dự báo sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ mất 4.000 tỷ USD từ nay đến năm 2026.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cũng cảnh báo rằng có "nguy cơ thực sự" về sự sụt giảm kinh tế trên toàn thế giới vào năm tới. Sức mạnh của đồng USD đang làm suy yếu tiền tệ của các quốc gia đang phát triển, làm tăng nợ lên mức “nặng nề”, ông nói.
Chủ tịch WB cũng cảnh báo về “làn sóng khủng hoảng nợ thứ 5” mà thế giới đang đối mặt, cho rằng nhiều quốc gia đang phải đối mặt hoặc có nguy cơ mắc nợ trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng và lãi suất tăng cao.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 11/10, IMF đã ra báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới, cho rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế cho năm 2022 vẫn không thay đổi so với dự báo tháng 7/2022 ở mức khiêm tốn 3,2%, giảm mạnh so với mức tăng 6% của năm ngoái.
Tuy nhiên, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 xuống còn 2,7%, giảm so với mức 2,9% từng được ước tính vào tháng 7/2022.
Ngày 12/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố Chiến lược An ninh Quốc gia chính thức đầu tiên sau 1 năm trì hoãn bởi nguy cơ bùng phát chiến sự tại Ukraine. Bản tài liệu dài 48 trang, nhằm “thúc đẩy các lợi ích quan trọng của Mỹ và theo đuổi một thế giới tự do, cởi mở, thịnh vượng và an toàn”, theo mô tả về văn kiện trên trang web của Nhà Trắng.
Theo đó, Mỹ sẽ tận dụng tất cả các yếu tố của sức mạnh quốc gia để vượt qua các đối thủ cạnh tranh chiến lược; giải quyết những thách thức chung; và định hình các quy tắc trên con đường phát triển.
Chiến lược bắt nguồn từ lợi ích quốc gia, bao gồm bảo vệ an ninh của người dân Mỹ, mở rộng cơ hội kinh tế, thực hiện và bảo vệ các giá trị dân chủ trung tâm của lối sống Mỹ.
Chiến lược an ninh mới xác định các hoạt động cơ bản bao gồm:
- Đầu tư vào các nguồn và công cụ cơ bản của sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ, nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia và tăng cường phục hồi kinh tế;
- Xây dựng liên minh các quốc gia mạnh nhất có thể để nâng cao ảnh hưởng tập thể nhằm định hình môi trường chiến lược toàn cầu và giải quyết những thách thức chung;
- Hiện đại hóa và củng cố quân đội của chúng ta để nó được trang bị cho thời đại cạnh tranh chiến lược.
Trong báo cáo Chiến lược an ninh mới, Washington xác định cạnh tranh hiệu quả với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là đối thủ duy nhất có cả mục đích và ngày càng có khả năng định hình lại trật tự quốc tế, đồng thời hạn chế một nước Nga “nguy hiểm”.
Đồng thời, Mỹ cũng tuyên bố sẽ không ngần ngại hợp tác với mọi quốc gia, bao gồm cả các đối thủ, để giải quyết các vấn đề đang tồn tại đe doạ tới an ninh quốc gia và quốc tế, như biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, bệnh truyền nhiễm hay lạm phát.
Chiều 15/10, trong cuộc họp báo tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, người phát ngôn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội XX), ông Tôn Nghiệp Lễ (Sun Yeli) cho biết Đại hội sẽ diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 16 – 22/10.
Cụ thể, lễ khai mạc Đại hội XX sẽ diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân vào lúc 10h sáng 16/10 theo giờ Bắc Kinh (9h sáng cùng ngày theo giờ Việt Nam). Các đại biểu tề tựu tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh để bầu chọn ban lãnh đạo đảng trong 5 năm tới.
Ông Tôn Nghiệp Lễ nêu rõ tổng cộng 2.296 đại biểu đã được thẩm tra và xác nhận đủ tư cách tham dự Đại hội 20. Những đại biểu này đại diện cho hơn 96 triệu đảng viên và hơn 4,9 triệu tổ chức Đảng cấp cơ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hơn 4.700 người đã được lấy ý kiến về dự thảo báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX trình Đại hội XX.
Được tổ chức 5 năm một lần, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thường kéo dài khoảng 1 tuần. Theo kế hoạch, sau khi Đại hội bế mạc ngày 22/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 20 sẽ tiến hành Phiên họp toàn thể lần thứ nhất (Hội nghị Trung ương 1 khóa XX).
Sau khi kết thúc Hội nghị Trung ương 1, Ban Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa mới sẽ gặp mặt các nhà báo Trung Quốc và nước ngoài.
Ngày 14/10 được gọi là một ngày “hỗn loạn” với Vương quốc Anh, khi tân Thủ tướng Liz Truss đã đưa toàn bộ thị trường “đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác” với những tin tức liên tiếp được đưa ra liên quan tới chính sách tài chính quốc gia.
Cụ thể, văn phòng Thủ tướng Liz Truss tuyên bố sa thải Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng chỉ sau 38 ngày nhậm chức, lựa chọn người thay thế mới là cựu Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt. Nguyên nhân dẫn tới sự cách chức đột ngột với ông Kwarteng phải kể tới kế hoạch “ngân sách ngắn hạn”, kế hoạch tài chính đầu tiên của chính phủ Liz Truss khi bà trở thành Thủ tướng.
Theo kế hoạch ngân sách của bà Truss và ông Kwarteng, chính phủ Anh sẽ tích cực cắt giảm các loại thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một phần của kế hoạch là việc cắt giảm loại thuế 45% với những khoản thu nhập trên 150.000 bảng Anh, đã bị phản ứng mạnh mẽ, khiến ông Kwasi phải tuyên bố bãi bỏ kế hoạch này chỉ sau 10 ngày công bố.
Trong một nỗ lực ổn định thị trường và “cứu vãn” lòng tin của người dân, Thủ tướng Liz Truss đã quyết định cách chức ông Kwasi, người bạn lâu năm và cũng là đồng minh của bà, thay bằng một cái tên “kì cựu” trong chính phủ Anh là ông Jeremy Hunt.
Cũng trong ngày 14/10, bà Truss đã tổ chức một cuộc họp báo chỉ kéo dài 8 phút đồng hồ để nói về chính sách tài chính của Vương quốc Anh. Trong đó, Thủ tướng Anh thừa nhận kế hoạch ngân sách “ngắn hạn’ đã đi quá xa, nhưng từ chối chịu trách nhiệm về kế hoạch này.
Đáng chú ý, bà Truss khiến cả nước Anh sửng sốt khi từ bỏ mục tiêu xuyên suốt là cắt giảm thuế để vực dậy nền kinh tế, thay vào đó là thông báo rằng thuế doanh nghiệp sẽ tăng lên 25% vào năm tới (theo kế hoạch của chính phủ trước), thay vì giữ nguyên ở mức 19%, nhằm mục đích xoa dịu thị trường tài chính sau nhiều tuần hỗn loạn do kế hoạch "ngắn hạn” gây ra.
Thị trường Anh đã biến động mạnh sau những động thái mới của bà Truss. Đồng bảng Anh chốt phiên giảm 1,3% xuống 1,1188 USD, chỉ số FTSE 100 tăng nhẹ 0,12%, tương đương 8 điểm lên mức 6.858 trong ngày.
Không chỉ có thị trường kinh tế, động thái mới của bà Truss cũng khiến nhiều đồng minh ủng hộ cắt giảm thuế của bà không hài lòng. Ông Christopher Chope, một trong những nghị sĩ trung thành nhất với Thủ tướng, thừa nhận đã cảm thấy "rất thất vọng" trước hành động của bà Truss.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới cuối ngày 15/10, toàn thế giới có 629,7 triệu ca Covid-19, trong đó có 608 triệu ca đã phục hồi và 6,57 triệu ca tử vong.
Trong tuần từ ngày 10-15/10, thế giới ghi nhận 3 triệu ca nhiễm mới, giảm 4% so với mức 3,1 triệu ca được ghi nhận trong tuần trước. Đức (660.203 ca), Pháp (394.883 ca) và Đài Loan (316.453 ca) lần lượt là các khu vực có số ca nhiễm mới cao nhất thế giới.
Xét theo khu vực, châu Âu là châu lục có số ca nhiễm mới cao nhất thế giới trong tuần với 1,8 triệu ca. Tuy nhiên, đây là mức đã giảm nhẹ 0,7% so với tuần trước. Châu Á ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới giảm xuống dưới 1 triệu ca trong tuần qua, cụ thể ở mức 851.233 ca.
Với khí hậu đã dần chuyển mát, các chuyên gia cảnh báo làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới đang hiện hữu tại châu Âu. Hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron thống trị mùa hè vừa qua vẫn đang là nguyên nhân chính của phần lớn các ca nhiễm gần đây, nhưng các biến thể phụ mới hơn đang dần phổ biến.
Các quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các nhà khoa học đang theo dõi hàng trăm biến thể phụ mới của Omicron. Các loại vaccine nhắm vào Omicron đã ra mắt ở châu Âu vào tháng 9. Tuy nhiên, dữ liệu từ Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho thấy số liều vaccine được sử dụng theo tuần ở EU vẫn ở mức khiêm tốn, ngoài ra thách thức lớn nhất hiện nay là nhận thức rằng đại dịch đã kết thúc, tạo ra cảm giác an toàn “ảo”.
Ngày 13/10, Bộ trưởng Y tế Mỹ thông báo gia hạn thêm 90 ngày tình trạng khẩn cấp y tế do đại dịch Covid-19, theo đó duy trì các biện pháp như trả lương cao cho các bệnh viện và mở rộng chương trình bảo hiểm y tế Medicaid cho người có thu nhập thấp, phụ nữ mang thai, trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật.
Cùng ngày, hãng dược phẩm Pfizer và đối tác BioNTech cho biết vaccine cải tiến ngừa Covid-19, nhắm riêng đến các chủng BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron đã tạo phản ứng miễn dịch mạnh và được dung nạp tốt trong các thử nghiệm lâm sàng. Pfizer/BioNTech sẽ tiếp tục các cuộc thử nghiệm cần bổ sung để được cấp phép sử dụng vaccine này.
Xem thêm >> Thủ tướng Liz Truss khiến thị trường Anh chao đảo bởi 2 tin tức ‘sốc’ trong cùng 1 ngày
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.