Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 20/12/2023, tại Quảng Trị đã khởi công xây dựng nhà máy điện gió quy mô công suất 40MW. Dự án do Công ty Cổ phần Phong điện Hải Anh - Quảng Trị làm chủ đầu tư, được xây dựng tại xã Hướng Phùng, xã Tân Thành và thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Huyện miền núi Hướng Hóa hiện có 31 dự án điện gió được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đã và đang triển khai đầu tư xây dựng với tổng công suất hơn 1.177 MW, trong đó có 19 dự án có công suất phát điện thương mại hơn 671 MW đã hoàn thành, đưa vào vận hành. Theo tính toán khi tất cả 31 dự án điện gió đi vào hoạt động, hằng năm Quảng Trị thu ngân sách thêm được gần 600 tỷ đồng.
Ông Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định, Quảng Trị hướng đến phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp năng lượng tái tạo là 1 trong 3 trụ cột chính để phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của Quảng Trị, với phương châm biến bất lợi trở thành lợi thế.
Tỉnh đã kêu gọi và thu hút được nhiều nhà đầu tư đến đầu tư điện gió vùng phía tây Quảng Trị, nơi trước đây là chiến trường và hiện nay là những công trình công nghiệp hiện đại, mang lại những lợi thế mà hiếm tỉnh thành nào có được. Ðây cũng là định hướng của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Quảng Trị phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của miền trung và cả nước vào năm 2030.
Tỉnh Quảng Trị cũng trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, đưa vào Quy hoạch điện VIII 60 dự án điện gió trên bờ với tổng công suất 4.600 MW, 3 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất 2.600 MW, 19 dự án điện mặt trời với tổng công suất 1.400 MW, hơn 2.000 MW các dự án thủy điện tích năng và khoảng 4.500 MW các dự án điện khí.
Dự án Nhà máy điện gió Hải Anh tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, do Công ty cổ phần phong điện Hải Anh – Quảng Trị thực hiện có công suất thiết kế 40MW, tổng mức đầu tư khoảng 1.565 tỷ đồng (trong đó vốn huy động khoảng 1.095 tỷ đồng).
Dự án này thuộc danh mục các dự án điện gió bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Tháng 3/2021, UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận đầu tư lần đầu cho dự án này. Trong đó xác định, tiến độ dự án đến tháng 11/2021 dự án phải hoàn thành nghiệm thu và phát điện thương mại.
Tới tháng 10/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị nhận được hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án này. Tháng 01/2022, UBND tỉnh Quảng Trị điều chỉnh chủ trương đầu tư lần thứ nhất. Trong đó xác định tới tháng 03/2022 dự án phải được nghiệm thu và phát điện thương mại.
Dù vậy, dự án này tiếp tục lỡ hẹn tiến độ, và ngày 30/03/2023 Quảng Trị lại điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió Hải Anh lần thứ hai, trong đó xác định tới tháng 12/2024 dự án phải nghiệm thu, phát điện thương mại, đưa vào hoạt động.
Không chỉ lùi tiến độ dự án, mỗi lần điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án này cũng đều phải điều chỉnh quy mô kiến trúc xây dựng.
Tại lần cấp chủ trương đầu tư lần đầu, dự án được chấp thuận xây dựng và lắp đặt 10 tuabin với dải công suất 4,0MW/tuabin, với cột trụ gió cao 120-150m.
Lần điều chỉnh thứ nhất (tháng 01/2022), dự án được chấp thuận xây dựng và lắp đặt chỉ còn 9 tuabin, trong đó 8 tuabin công suất 4,5MW và 01 tuabin công suất 4MW.
Tại lần điều chỉnh chủ trương đầu tư thứ hai (ngày 30/03/2023) số tuabin dự án được chấp thuận xây dựng và lắp đặt chỉ còn 8, với dải công suất khoảng 5,0MW.
Công ty Cổ phần phong điện Hải Anh - Quảng Trị, được thành lập ngày 6/8/2020, trụ sở đặt tại khu Đồi Chua, khóm Ka Túp, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Doanh nghiệp này do ông Đoàn Xuân Minh Tuấn, sinh năm 1985, trú tại khu phố 2, phường 1, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị giữ chức Giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật.
Công ty cổ phần Phong điện Hải Anh - Quảng Trị có vốn điều lệ 500 tỷ đồng gồm các cố đông góp vốn là Công ty cổ phần Thương mại – kỹ thuật Hải Anh (trụ sở tại số Nhà 39, ngõ 184 phố Hoa Bằng, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) góp 250 tỷ đồng (tương đương 50% cổ phần); cá nhân ông Quản Duy Hải, trú tại tổ 12, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội góp 200 tỷ đồng (tương đương 40% cổ phần) và cá nhân ông Đoàn Xuân Minh Tuấn góp 50 tỷ đồng (tương đương 10% cổ phần).
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.