Thép phục hồi kém, xi măng khó tăng trưởng cao

Hải Đường - 21/06/2024 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Các chuyên gia của TPS cho rằng, sự phục hồi của ngành thép vẫn còn hạn chế, nhu cầu xi măng trong nước khó đạt mức tăng trưởng cao, trong khi đó ngành đá được kỳ vọng sẽ có sự cải thiện, đặc biệt là các doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Công ty Chứng khoán TPS (TPBS) đã có những cập nhật về tình hình cũng như triển vọng của ngành vật liệu xây dựng cho nửa cuối năm 2024. Cơ hội phục hồi chung của ngành thép, xi măng và đá cho nửa cuối năm đều đến từ đầu tư công. Dù vậy, các chuyên gia của TPS cho rằng sự phục hồi của ngành thép vẫn còn hạn chế, nhu cầu xi măng trong nước khó đạt mức tăng trưởng cao, trong khi đó ngành đá được kỳ vọng sẽ có sự cải thiện, đặc biệt là các doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhìn chung, sản lượng thép thành phẩm sản xuất trong 3 tháng đầu năm ghi nhận mức tăng đáng kể so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn mức tiêu thụ trong 2020, 2021 và 2022. Mức tăng sản lượng ghi nhận chủ yếu đến từ sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và ngành đầu tư công hoặc xây dựng nói riêng. Tuy nhiên, mức phục hồi vẫn khá khiêm tốn và đơn hàng chủ yếu tập trung cục bộ ở những doanh nghiệp thép lớn.

(Ảnh minh hoạ)

Theo TPS, triển vọng phục hồi nền kinh tế cũng như các đơn hàng thép nội địa có xu hướng thấp hơn dự kiến. Tại Việt Nam, ngành thép có mức độ phụ thuộc lớn vào ngành xây dựng, đầu tư công và bất động sản do sản lượng thép tiêu thụ lớn nhất vẫn là thép xây dựng và các sản phẩm thép liên quan đến các công trình.

“Theo một báo cáo từ VNR, ở tất cả các phân khúc xây dựng, tỷ lệ doanh nghiệp bày tỏ lạc quan về triển vọng đều cao hơn so với kết quả khảo sát 2023. Việc đẩy mạnh đầu tư công và sự gia tăng nguồn vốn FDI là cơ sở củng cố niềm tin đối với mảng xây dựng hạ tầng và xây dựng công nghiệp. Tuy nhiên, các khó khăn tồn đọng trong thiếu vốn hay nợ đọng cũng ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân và hoạt động ngành xây dựng”, các chuyên gia của TPS cho biết.

Theo đó, công ty chứng khoán này cho rằng sự phục hồi ngành sẽ vẫn hạn chế vì đơn hàng chỉ tập trung chủ yếu với các doanh nghiệp lớn trong khi các doanh nghiệp nhỏ hơn lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng mới. TPS đánh giá khả quan đối với ngành thép với mức tiêu thụ được ước tính phục hồi tăng chỉ từ 10-15% so với cùng kỳ.

Theo TPS, giá thép nguyên liệu vào các tháng đầu năm 2024 đã có mức giảm nhất định. Tình hình tồn kho tăng và đầu ra thép tại Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn đã giúp chi phí nguyên vật liệu sản xuất thép giảm bớt áp lực tăng giá. Do cả nguyên vật liệu thô và bán thành phẩm HRC đều có mức giảm lớn hơn so với điều chỉnh giá, TPS dự báo các doanh nghiệp thép trong năm nay có khả năng rất lớn cải thiện được biên lợi nhuận gộp và biên lãi thuần để vượt qua khó khăn và vực dậy từ mức đáy của năm 2023.

Về ngành xi măng, ước tính trong quý I, tiêu thụ xi măng đạt mức thấp nhất kể từ quý III/2021, thời điểm áp dụng giãn cách xã hội vì dịch Covid-19. Nguyên nhân chính là do yếu tố mùa vụ (nghỉ Tết Nguyên đán) và nhu cầu thị trường vẫn chưa có nhiều phục hồi đáng kể.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, ngành xi măng đã xuất khẩu khoảng 7,9 triệu tấn sản phẩm, thu về 298 triệu USD. Mặc dù sản lượng xuất khẩu không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị lại giảm 11,7%. Đặc biệt, xu hướng giảm này đã tiếp tục kéo dài sang năm thứ ba liên tiếp.

(Ảnh minh hoạ)

TPS cho biết, tính đến năm 2024, cả nước có 61 nhà máy xi măng hoạt động, tổng công suất thiết kế khoảng 117 triệu tấn mỗi năm, năng lực sản xuất thực tế có thể vượt 130 triệu tấn mỗi năm. Hiện tại, 80% sản lượng xi măng được sản xuất từ các dây chuyền có công suất lớn và công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong khi 20% còn lại đến từ các dây chuyền xi măng lò quay có công suất nhỏ.

TPS cho rằng, trước tình hình này, các doanh nghiệp xi măng phải tìm đường xuất khẩu để duy trì sản xuất. Nếu không xuất khẩu, ngành xi măng sẽ gặp khó khăn, trong đó các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chính.

“Theo chia sẻ từ nhiều doanh nghiệp xi măng, trong những tháng cuối năm 2024, rủi ro từ nền kinh tế toàn cầu vẫn sẽ tồn tại và tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mặc dù nhu cầu xi măng trong nước có thể được cải thiện, nhưng khó có thể đạt mức tăng trưởng cao đủ để tiêu thụ hết công suất của các nhà máy hiện tại”, các chuyên gia của TPS cho biết.

Được biết, Chính phủ đang ưu tiên nguồn lực triển khai các giải pháp đồng bộ, sẽ đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và triển khai 16 dự án với tổng kinh phí 2,5 tỷ USD để phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Nếu các dự án này sớm được triển khai, TPS cho rằng sẽ là cơ hội lớn cho ngành xi măng phục hồi. Ngoài ra, các dự án lớn như sân bay Long Thành, hay cao tốc Bắc Nam cũng sẽ giúp cho tình hình tiêu thụ xi măng được cải thiện trong các quý cuối năm 2024.

Về ngành đá, theo TPS, nhu cầu sử dụng đá xây dựng phục vụ cho các dự án đầu tư công là rất lớn. Theo Bộ Giao thông Vận tải, nhu cầu về đá xây dựng cho các công trình hạ tầng trong giai đoạn 2023-2025 rơi vào khoảng 21,5 triệu m3 (tăng 38% so với giai đoạn 2016-2021).

(Ảnh minh hoạ)

Nhu cầu đá cho các dự án lớn như sân bay Long Thành là 2,05 triệu m3; đường vành đai 3 TP. HCM là 5,2 triệu m3 đá xây dựng. Nguồn cung đá xây dựng có cơ chế riêng đối với các dự án cao tốc Bắc Nam.

Trong bối cảnh này, TPS cho rằng Bộ Kế hoạch và Đầu sẽ tập trung vào việc tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, với mục tiêu đạt trên 95% kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2024.

Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam bộ. Với việc các dự án ở phía Nam trong năm nay có được sự quan tâm, các doanh nghiệp ngành đá xây dựng ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long được kỳ vọng sẽ có sự cải thiện so với năm 2023 nhờ vào lợi thế về địa lý cũng như nhu cầu tăng.

Cổ phiếu thép 'phi nước đại' sau quyết định điều tra chống bán phá giá của Bộ Công Thương

Cổ phiếu thép 'phi nước đại' sau quyết định điều tra chống bán phá giá của Bộ Công Thương

Tài chính
(VNF) - Sau khi Bộ Công Thương công bố quyết định điều tra chống bán phá giá thép mạ, sắc xanh đã phủ kín nhóm cổ phiếu thép trong phiên giao dịch sáng nay.
Cùng chuyên mục
Hàng trăm tỷ phú hàng đầu thế giới, đi du thuyền đến Hạ Long hội ngộ

Hàng trăm tỷ phú hàng đầu thế giới, đi du thuyền đến Hạ Long hội ngộ

(VNF) - Hàng trăm đại gia là triệu, tỷ phú châu Âu và châu Á sẽ dự Lễ hội “Nghệ thuật vì khí hậu” tại Hạ Long vào tháng 1/2025, nhiều người sẽ đến bằng du thuyền.

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

(VNF) - Bảo vệ sự an toàn cho các CEO không còn là câu chuyện xa lạ đối với các tập đoàn lớn. Đặc biệt trong số đó, các công ty công nghệ được đánh giá là có khoản chi mạnh tay nhất khi sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD/năm chỉ để giữ cho CEO của họ không vướng vào nguy hiểm.

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng sắp được triển khai tại huyện Đông Anh (Hà Nội) trong bối cảnh sắp lên quận trong năm 2025 kỳ vọng làm thay đổi diện mạo khu vực này.

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

(VNF) - Người dân Trung Quốc chi hàng tỷ USD mỗi năm mua sầu riêng còn Việt Nam trúng lớn nhờ xuất khẩu. Số tiền thu về từ bán loại quả này trong 9 tháng năm 2024 ước lên tới 2,5 tỷ USD, kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

(VNF) - Nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, có ngân hàng tới 8,2%/năm nhằm đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.

Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á tháng 9/2024

Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á tháng 9/2024

(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Nhiều bất cập còn tồn tại, Cục Hải quan Hà Nam Ninh phải chấn chỉnh, xử lý

Nhiều bất cập còn tồn tại, Cục Hải quan Hà Nam Ninh phải chấn chỉnh, xử lý

(VNF) - Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra hàng loạt bất cập còn tồn tại và yêu cầu Cục Hải quan Hà Nam Ninh có biện pháp chấn chỉnh, xử lý.

Áp Luật Đất đai mới, một dự án ở TP.HCM tăng vốn thêm 7.300 tỷ

Áp Luật Đất đai mới, một dự án ở TP.HCM tăng vốn thêm 7.300 tỷ

(VNF) - Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) quận Gò Vấp, Bình Thạnh.

Giá tăng tới 70%: Đầu tư căn hộ bám tuyến metro lãi đậm

Giá tăng tới 70%: Đầu tư căn hộ bám tuyến metro lãi đậm

(VNF) - Tại TP. HCM, giá căn hộ dọc theo tuyến metro liên tục gia tăng từ thời điểm mở bán với mức tăng trung bình từ 35% - 70% tùy thuộc vào vị trí, cá biệt có dự án gấp đôi trong giai đoạn 2015 - 2023.