'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hai năm qua, sự xuất hiện của Covid-19 đã tạo ra những hệ lụy khôn lường và đe dọa đến sự phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung, cũng như các hoạt động M&A nói riêng. Tại Việt Nam, thị trường M&A cũng bị ảnh hưởng tương đối nặng nề, giá trị các thương vụ thâu tóm, sáp nhập giảm sâu trước các phản ứng thận trọng của các nhà đầu tư, đồng thời các đợt giãn cách xã hội dài ngày cũng là tác nhân gây trở ngại cho những chuyến khảo sát tìm hiểu, đánh giá trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Thống kê cho thấy, năm 2020, dịch bệnh đã nhấn chìm giá trị của các hợp đồng M&A tại Việt Nam xuống còn vẻn vẹn 3,5 tỷ USD, giảm hơn nửa so với thành quả năm trước đó. Dù vậy, ở một góc độ lạc quan, Covid-19 đã mở ra cánh cửa tìm kiếm cơ hội mới cho các nhà đầu tư trong nước.
Nhìn lại năm 2018, giá trị giao dịch của các hợp đồng tập trung kinh tế do nhà đầu tư nội địa đứng ở phía người mua chỉ chiếm tỷ trọng 11,8%, trong khi nhà đầu tư nước ngoài chiếm đến 88,2%, dẫn đầu là các quốc gia có chiến lược M&A khá năng nổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Singapore. Tuy nhiên đến giai đoạn 2019 - 2020, tỷ trọng giá trị các thương vụ M&A với bên mua là nhà đầu tư trong nước vọt tăng, chiếm khoảng 30% tổng giá trị toàn thị trường.
Không chỉ giữ vững thành quả này, sang tới những tháng đầu năm 2021, tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư trong nước thậm chí đã lên tới 49%, là kết quả hết sức ấn tượng, cao nhất từ trước tới nay và vượt xa dự đoán của các chuyên gia.
Theo số liệu của KPMG Việt Nam, tính chung 10 tháng năm 2021, Việt Nam vẫn đón nhất ít nhất 500 thương vụ M&A với tổng giá trị lên tới hàng tỷ USD. Trong đó, tổng giá trị các hợp đồng mà nhà đầu tư trong nước đóng vai trò bên mua tiếp tục tăng, đạt 1,6 tỷ USD, chỉ thấp hơn 68 triệu USD so với tổng giá trị đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản, quốc gia “rót” nhiều vốn nhất vào Việt Nam thời gian qua. Nếu loại trừ thương vụ Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui mua 49% cổ phần của FE Credit trị giá khoảng 1,4 tỷ USD vừa qua thì các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt xa các nhà đầu tư nước ngoài về giá trị thương vụ.
Bên cạnh giá trị giao dịch, sức hút của thị trường M&A Việt Nam cũng được thể hiện rõ nét qua giá trị bình quân trong mỗi giao dịch, khi ngày càng nhiều thương vụ có giá trị trên 100 triệu USD được ghi nhận.
Ông Nguyễn Thái Phiên, Phó tổng giám đốc Nova Group cho biết hoạt động M&A đang là chiến lược ưa chuộng nhất với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế Việt Nam vì giúp củng cố giá trị, làm đa dạng hóa các nguồn doanh thu, lợi nhuận để đối phó với các biến động từ đại dịch. M&A còn là chìa khóa giúp tiếp cận nhanh chóng với các lĩnh vực kinh doanh mới, mở rộng thị phần và bổ sung nhân lực có chuyên môn sau khi các giao dịch diễn ra thành công. Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, các nhà đầu tư nội địa đã có thêm những lợi thế nhất định so với các nhà đầu tư nước ngoài.
“Nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tiếp cận thận trọng, xem xét và phê duyệt mất nhiều thời gian, trong khi đó nhà đầu tư nội địa với sự am hiểu thị trường, độ nhạy cảm với tiềm năng cao nên sẽ có đưa ra quyết định đầu tư một cách quyết liệt, nhanh gọn mỗi khi nhận thấy cơ hội. Họ cũng là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn”, ông Phiên cho hay.
Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia, cho rằng bên cạnh yếu tố khách quan về thị trường, các nhà đầu tư Việt Nam cũng đã bước đến giai đoạn tích lũy đủ nguồn lực, dòng tiền để sẵn sàng tìm kiếm các mục tiêu chất lượng, các cơ hội kinh doanh mới mẻ nhờ vào sự phát triển tốt, ổn định của thị trường tài chính trong nước. Họ cũng đã quen với các thông lệ và quy trình để thực hiện các giao dịch M&A, đồng thời lựa chọn mục tiêu M&A “trúng và đúng” hơn nhờ việc xác định được những mục tiêu rõ nét, chẳng hạn như khả năng gia tăng thị phần, độ bao phủ thị trường, khả năng thấu hiểu và tiếp thu ý tưởng kinh doanh, hòa hợp văn hóa và định hướng chiến lược.
Ông Warrick Cleine kỳ vọng các nhà đầu tư nội địa sẽ có thêm nhiều thương vụ M&A hơn nữa trong giai đoạn kế tiếp, sẽ là bệ phóng xây dựng lên những tập đoàn kinh tế vững mạnh trong tương lai. “Khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động M&A trong tương lai, tạo ra nhiều tập đoàn với quy mô có thể sánh ngang với các tập đoàn lớn trong khu vực”, ông Cleine chia sẻ.
Ngoài động lực tới từ các nhà đầu tư nội địa, thị trường M&A Việt Nam năm 2022 được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ trở lại trước dòng vốn ngoại đang “chực chờ” đổ về hậu đại dịch. Việc đẩy nhanh số hóa nền kinh tế cũng là động lực phát triển cho các hoạt động M&A. Ngoài ra các hiệp định thương mại tự do đã ký, tiêu biểu là EVFTA và RCEP, sẽ thúc đẩy xuất khẩu, tinh gọn quy trình hải quan, hợp nhất nguyên tắc xuất xứ, cải thiện các quy chế tiếp cận thị trường... làm tăng sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam và cho các tập đoàn đa quốc gia thấy được những cơ hội giàu tiềm năng mới.
Ông Masataka Sam Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhâp xuyên quốc gia (RECOF Corporation), Tổng giám đốc RECOF Việt Nam, khẳng định Việt Nam là quốc gia được các tập đoàn Nhật Bản “nhắm” đến để rót vốn đầu tiên, nhờ vị trí chiến lược quan trọng ở châu Á, quy mô thị trường lớn, lực lượng lao động dồi dào. “Làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam dự báo tăng mạnh vào năm 2022, thời điểm mà rào cản cách ly dần được gỡ bỏ, thậm chí tôi biết có nhiều thương vụ hai bên đã sẵn sàng cho việc ký kết online”, ông Yoshida nói.
Tổng giám đốc RECOF Việt Nam cho hay các lĩnh vực mà Nhật Bản rất quan tâm và muốn rót vốn vào Việt Nam bao gồm: xây dựng hạ tầng, logistics, bán lẻ tiêu dùng, năng lượng sạch và y tế, giáo dục.
Tương tự, đại diện KPMG Hàn Quốc nhấn mạnh: “Các tập đoàn Hàn Quốc sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng các địa điểm sản xuất, công ty con của họ tại Việt Nam trong thời gian tới. Không chỉ riêng khu vực phía Bắc, họ cũng đang dành mối quan tâm nhiều hơn tới khu vực phía Nam, trong đó có TP. HCM do tốc độ gia tăng thị trường tiêu dùng, cũng như sức tăng trưởng chung của nền kinh tế thành phố đang ngày một hấp dẫn hơn”.
Các lĩnh vực thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư Hàn Quốc bao gồm ô tô, xây dựng, bất động sản và đặc biệt là thương mại điện tử, công nghệ tài chính với triển vọng tăng trưởng nhờ các doanh nghiệp “không tiếp xúc”, khi mà số lượng người dùng internet và điện thoại thông minh ngày càng đông đảo.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.