'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2021 diễn ra ngày 9/12, ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia, cho biết động lực nối lại việc thực hiện M&A xuyên quốc gia từ các công ty Nhật Bản đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt từ năm 2021.
Điều này xuất phát từ việc dư địa tăng trưởng dài hạn ở thị trường Nhật Bản rất hạn chế.
Các công ty Nhật Bản đều sợ bị bỏ lại phía sau bởi các đối thủ lớn ở phương Tây hoặc châu Á trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt nếu họ không hành động ngay.
Theo KPMG Nhật Bản, một số công ty Nhật Bản đã tiến hành các thương vụ M&A xuyên quốc gia ngay cả trong thời kỳ dịch Covid-19.
Đồng thời, dự kiến mở cửa biên giới vào năm 2022 cũng là một yếu tố lớn để thúc đẩy các nhà đầu tư cần năng nổ hơn trong hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên quốc gia.
Việt Nam là một trong những quốc gia được nhắm đến bởi các tập đoàn Nhật Bản nhờ vị trí chiến lược quan trọng ở châu Á, quy mô thị trường nội địa lớn, lực lượng lao động dồi dào và thuận lợi cho chiến lược “Trung Quốc + 1”.
Trước đây, Việt Nam được xem là đầu mối xuất khẩu quan trọng trong khu vực. Một hình thức M&A truyền thống thường được thực hiện bởi các nhà đầu tư Nhật Bản là thiết lập các cơ sở sản xuất cùng với đối tác trong nước.
Hiện nay, bức tranh đã thay đổi khi nhiều công ty Nhật Bản đang dần quan tâm đến thị trường với dân số lớn và trẻ cũng như sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu.
Các lĩnh vực được kỳ vọng là sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước trong tương lai bao gồm tài chính, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ/bán buôn và dịch vụ.
Còn theo KPMG Hàn Quốc, một trong những nguyên nhân chính hạn chế hoạt động M&A xuyên quốc gia của các nhà đầu tư Hàn Quốc trong hai năm gần đây tại Việt Nam là do đại dịch Covid-19.
Các công ty Hàn Quốc đã và đang đánh giá tác động của dịch bệnh đến tình hình hoạt động, tài chính và tiến độ phục hồi của các mục tiêu tiềm năng trong nước.
Bất chấp những lo ngại trên, các nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn xem Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất nhờ triển vọng và tăng trưởng kinh tế vững chắc.
Về vị trí địa lý, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Hyosung và Hyundai Motors đã thành lập các địa điểm sản xuất hoặc các công ty con của họ ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Các công ty khác sẽ nối theo xu hướng, dẫn đến việc Hàn Quốc đầu tư nhiều hơn vào khu vực phía Bắc.
Tuy nhiên, đầu tư vào các khu vực phía Nam trong đó có TP.HCM cũng đang gia tăng do thị trường tiêu dùng và tăng trưởng chung của nền kinh tế Thành phố này và khu vực phía Nam ngày càng hấp dẫn hơn.
Các lĩnh vực thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư Hàn Quốc bao gồm thương mại điện tử, công nghệ tài chính và hậu cần.
Sự quan tâm ngày càng tăng đối với lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ tài chính là nhờ sự phát triển của các doanh nghiệp “không tiếp xúc” (thuật ngữ được tạo ra trong đại dịch Covid, ám chỉ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực không yêu cầu phải có sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng) triển vọng kinh tế trong dài hạn và số lượng người dùng internet và điện thoại thông minh ngày càng tăng.
Ngoài ra, vì các doanh nghiệp Hàn Quốc có chuyên môn cao trong các lĩnh vực này, đặc biệt là công nghệ tài chính, họ tin rằng có thể đóng góp cho các đối tác trong chuỗi giá trị và thị trường nói chung.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực mà nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn dành nhiều sự quan tâm bao gồm tài chính, ô tô – cả bán lẻ và sản xuất, bảo hiểm ô tô, xây dựng và bất động sản.
Song, các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc có một số lo ngại khi thực hiện các thương vụ M&A trong bối cảnh Covid-19 vào năm 2022.
Thứ nhất, việc thực hiện quy trình thẩm định thích hợp bị hạn chế, bao gồm gặp gỡ với ban quản lý của các doanh nghiệp do trở ngại về mặt đi lại.
Thứ hai, biến động trong hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước trong thời kỳ Covid và một số bút toán điều chỉnh kế toán cần phải được xem xét, điều này thường dẫn đến bất đồng về quan điểm giữa người mua và người bán.
Thứ ba, quan điểm khác nhau về các điều khoản hợp đồng giữa các bên. Cụ thể là các điều kiện để hoành thành giao dịch (bao gồm thay đổi bất lợi nghiêm trọng), các tuyên bố và bảo đảm.
Thứ tư, việc cử đại diện ở trụ sở chính để đến các doanh nghiệp ở nước ngoài đã không còn dễ dàng như thời kỳ trước Covid-19. Thách thức này trong quản trị sau giao dịch khiến các nhà đầu tư khó đạt được sự đồng thuận nội bộ cho các giao dịch xuyên quốc gia.
Để đối phó với các thách thức trên, một số nhà đầu tư đã tận dụng công nghệ không chỉ để tìm kiếm các mục tiêu mới mà còn để giao tiếp với ban quản lý của doanh nghiệp nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ giữa các bên.
Hầu hết các cuộc họp giữa bên mua và bên bán hiện đang được thực hiện qua các nền tảng trực tuyến.
Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng yêu cầu thông tin thông qua phòng dữ liệu ảo (VDR) và xem nó như một biện pháp thay thế cho việc thẩm định trực tiếp.
Ngoài ra, thay vì mua lại 100%, cách tiếp cận đầu tư theo từng giai đoạn bao gồm cơ chế “earnout” đã được thực hiện trong nhiều giao dịch.
Hơn nữa, bảo hiểm tuyên bố và bảo đảm đã trở nên phổ biến hơn giữa các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc để đối phó với những rủi ro tiềm ẩn trong Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (SPA).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.