Thiếu chuỗi giá trị, Việt Nam không có lợi thế sản xuất ô tô điện

Hải Đường - 25/05/2024 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo VCBS, Việt Nam không có lợi thế về sản xuất ô tô do thiếu chuỗi giá trị đầy đủ như Thái Lan và Indonesia, cũng không có nguồn nguyên vật liệu dồi dào phục vụ sản xuất Pin xe điện.

Theo một báo cáo được công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, Việt Nam đang không bắt kịp xu hướng đầu tư vào xe điện và pin xe điện – lĩnh vực đang đón dòng vốn tăng trưởng mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á. Trong năm 2022, vốn đầu tư liên quan đến lĩnh vực xe điện vào khu vực đã đạt hơn 18 tỷ USD (tăng khoảng 9 lần so với thời điểm năm 2021).

Các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia đang có lợi thế hơn so với Việt Nam nhờ vào các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển được ban hành cùng với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên.

Theo thống kê của VCBS, các hãng xe lớn trên thế giới có kế hoạch sản xuất liên quan đến xe điện (linh kiện, trạm sạc, pin, xe điện) tại khu vực Đông Nam Á có thể kể đến như BYD (Trung Quốc); Tesla (Mỹ); VW Group, BMW, Mercedes-Benz (Đức), Huyndai Motor (Hàn Quốc), R-N-M Alliance (Pháp, Nhật).

Trong đó, giai đoạn 2022-2023, các dự án đầu tư vào khu vực Đông Nam Á của các hãng xe trên chủ yếu tại Thái Lan và Indonesia. BYD - nhà sản xuất xe điện lớn Trung Quốc là hãng xe điện duy nhất có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện xe điện tại Việt Nam với giá trị đầu tư lên tới 250 triệu USD.

"Trùm" xe điện BYD hoãn kế hoạch đầu tư vào Việt Nam

Cuối tháng 3 vừa qua, theo lời của ban lãnh đạo Tập đoàn Gelex, phía BYD đã sang Việt Nam chọn khu công nghiệp Phú Hà của Viglacera để tiến hành hoạt động nghiên cứu đầu tư. Ba bên là Viglacera, BYD và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã có một quá trình đàm phán tương đối dài. Phía Viglacera cũng đang dành khoảng 100ha đất thương phẩm sẵn sàng, nếu như BYD có nhu cầu.

Tuy nhiên, đến đầu tháng 4, hãng tin Reuters lại cho biết BYD đã hoãn kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp xe điện tại Việt Nam do những thay đổi trong chiến lược, cũng như do ảnh hưởng của tình hình suy thoái chung của thị trường xe điện.

BYD hiện đang đầu tư mạnh vào khu vực Đông Nam Á. Trong đó, hãng ô tô điện này đã đầu tư vào 2 dự án sản xuất xe điện lớn ở Thái Lan và Indonesia. Xe điện của BYD bán tại Indonesia hiện nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc và không phải chịu bất cứ mức thuế phí nhập khẩu nào nhờ chính sách ưu đãi từ chính phủ Indonesia.

Theo VCBS, Việt Nam không có lợi thế về sản xuất ô tô do thiếu chuỗi giá trị đầy đủ như Thái Lan và Indonesia. Giai đoạn 2021-2023 đã chứng kiến làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực xe điện nhờ có chuỗi giá trị sản xuất ô tô hoàn thiện kết hợp với nguồn nguyên vật liệu cho pin xe điện dồi dào như Nickel (trữ lượng và sản xuất lớn nhất thế giới).

Được biết, pin sử dụng Nickel vẫn là loại pin chiếm phần lớn nhất trong lĩnh vực pin xe điện với 70% năm 2022 nhờ việc lưu trữ được nhiều hơn, an toàn hơn và nhẹ hơn nhưng có giá thành cao hơn pin LFP.

Trong khi đó, Việt Nam không có nguồn nguyên vật liệu dồi dào phục vụ sản xuất Pin xe điện. Trữ lượng Nickel của Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,6 triệu tấn, nhưng một mỏ khai thác đã bị đóng cửa và 1 mỏ mới đang trong giai đoạn vận hành thử với công suất chỉ khoảng 60.000 tấn/năm. Hay như một kim loại rất quan trọng khác là Lithium cũng chỉ có trữ lượng khoảng 10.000 tấn LiO2 tại Quảng Ngãi và chưa có nghiên cứu kỹ để khai thác.

Về những dự án hiện hữu tại Việt Nam, một trong những nhà máy sản xuất xe điện lớn không thể không kể đến là khu phức hợp nhà máy VinFast với tổng diện tích 335ha tại khu công nghiệp Đình Vũ, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng.

Bên cạnh đó, hồi tháng 6/2023, Công ty Roding Mobility (Đức) đã ký thoả thuận hợp tác nghiên cứu và phát triển, sản xuất các dòng xe điện và ô tô điện cỡ nhỏ tại Việt Nam với Công ty Cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh.

Trước đó, TMT Motors của Việt Nam cũng đã đạt được thoả thuận hợp tác chiến lược, độc quyền sản xuất, lắp ráp và phân phối các dòng ô tô điện thương hiệu Wuling (Trung Quốc) tại Việt Nam.

Rút ròng FDI tại Trung Quốc, tập đoàn công nghệ toàn cầu chọn điểm đến Việt Nam

Rút ròng FDI tại Trung Quốc, tập đoàn công nghệ toàn cầu chọn điểm đến Việt Nam

Đầu tư
(VNF) - Theo VCBS, “Chiến lược “Trung Quốc +1” của các tập đoàn công nghệ lớn thể hiện qua dòng vốn FDI rút ròng tại Trung Quốc tăng mạnh từ năm 2019. Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầy tiềm năng trong xu hướng dịch chuyển trên khi nhiều doanh nghiệp lớn.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Liên tục kêu gọi sinh đẻ nhiều, Elon Musk ‘làm gương’ khi chào đón đứa con thứ 12

Liên tục kêu gọi sinh đẻ nhiều, Elon Musk ‘làm gương’ khi chào đón đứa con thứ 12

(VNF) - Tỷ phú Elon Musk vừa chào đón thêm một người con gia nhập “đại gia đình” của mình, cũng là người con thứ 3 mà ông và cấp dưới Shivon Zilis (giám đốc Neuralink) có với nhau.

Thêm khu công nghiệp 3.100 tỷ, 1 huyện ở Hưng Yên có 12 KCN và 14 CCN

Thêm khu công nghiệp 3.100 tỷ, 1 huyện ở Hưng Yên có 12 KCN và 14 CCN

(VNF) - Dự án Khu công nghiệp (KCN) Thổ Hoàng tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký quyết định chấp thuận đầu tư.

Tháng thứ 3 liên tiếp, lạm phát tăng trên 4%

Tháng thứ 3 liên tiếp, lạm phát tăng trên 4%

(VNF) - Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3% so với cùng kỳ (mức tăng GDP trong quý I/2024 đạt 5,7%).

'Cuộc đại tu' của SK Group: Bán vốn, thu hồi 18.320 tỷ đầu tư tại Việt Nam

'Cuộc đại tu' của SK Group: Bán vốn, thu hồi 18.320 tỷ đầu tư tại Việt Nam

(VNF) - Thực hiện “cuộc đại tu” toàn diện 200 công ty liên kết và danh mục đầu tư, SK Group sẽ thoái vốn tại Masan và Vingroup để thu hồi lại 18.320 tỷ đồng tiền đầu tư ban đầu.

Chính phủ đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7

Chính phủ đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7

(VNF) - Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% áp dụng từ ngày 1/7/2024 và quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 1/1/2025).

Cận cảnh Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên, nơi cả loạt 
lãnh đạo chủ chốt vừa rời ghế

Cận cảnh Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên, nơi cả loạt lãnh đạo chủ chốt vừa rời ghế

(VNF) - Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH) được mệnh danh là "ông lớn" trong lĩnh vực bệnh viện. Tuy nhiên, mới đây, loạt lãnh đạo chủ chốt đồng loạt xin từ nhiệm ngay trước thềm ĐHCĐ.

Đằng sau sự phục hồi của nền kinh tế

Đằng sau sự phục hồi của nền kinh tế

(VNF) - Dù số liệu thống kê ghi nhận khá nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên bức tranh kinh tế Việt Nam không hoàn toàn màu hồng.

'Cơn sốt' AI thổi giá cổ phiếu công nghệ: Nỗi lo bong bóng

'Cơn sốt' AI thổi giá cổ phiếu công nghệ: Nỗi lo bong bóng

(VNF) - Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) đã đưa cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam chinh phục những đỉnh cao mới. Tuy nhiên, đà tăng bằng lần không chỉ tạo ra sự hưng phấn cho các nhà đầu tư mà còn dấy lên lo ngại về khả năng hình thành bong bóng giá.

Thủ tướng Phạm Minh Chính công du Trung Quốc lần thứ 3 trong 1 năm

Thủ tướng Phạm Minh Chính công du Trung Quốc lần thứ 3 trong 1 năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Trung Quốc vào tuần tới. Đây sẽ là chuyến đi Trung Quốc thứ ba của Thủ tướng trong vòng một năm qua.


Bán vàng miếng trên app ngân hàng

Bán vàng miếng trên app ngân hàng

(VNF) - Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, ngân hàng sẽ bán vàng cho người dân trên app Vietcombank trong thời gian tới.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.