Thu thập thông tin khách mua bán vàng: Người dân hoang mang, lo vướng tội 'đầu cơ'

Khánh Tú - 03/08/2024 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Tuần qua, thông tin thành lập Tổ công tác đảm bảo an ninh thị trường vàng, đi cùng đó là việc thu thập thông tin người mua vàng chỉ khiến nhiều người dân hoang mang.

Khai báo đủ loại khi mua vàng

Cách đây ít ngày, người dân xôn xao trước thông tin sẽ lập Tổ công tác đảm bảo an ninh thị trường vàng, thu thập thông tin người mua bán vàng miếng và chuyển cho bên công an.

Trên thực tế, trong 2 tháng qua, việc ghi nhận thông tin của khách hàng gồm họ tên, căn cước công dân, số điện thoại, email, địa chỉ đã diễn ra tại 4 ngân hàng và Công ty SJC.

Trong phiên họp báo chiều 1/8, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP HCM khẳng định: “Việc lập Tổ công tác đảm bảo an ninh thị trường vàng không để kiểm tra, làm khó người dân, mà là để duy trì vận hành ổn định thị trường.

Ông cho biết, việc thu thập, trao đổi thông tin trong Tổ công tác nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cá nhân, công ty chế tác có nhu cầu thực, tránh bị ảnh hưởng bởi tình trạng đầu cơ, trục lợi. Ngoài ra, thông tin người mua bán vàng miếng sẽ được bảo mật, đảm bảo phục vụ đúng nghiệp vụ.

Lập Tổ công tác đảm bảo an ninh thị trường vàng là nhằm ổn định thị trường vàng, tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cá nhân có nhu cầu thực. Song, quy định này vẫn đang là điều gây tranh cãi trái chiều.

Thông tin của người mua vàng miếng sẽ được phía NHNN chuyển đến cơ quan công an.

Trên một diễn đàn về vàng, không ít ý kiến cho rằng cần làm rõ khái niệm “đầu cơ tích trữ” và “mua vàng để dành”.

Chị Thu Hoài (Hà Nội) bày tỏ: “Mua vàng miếng với số lượng bao nhiêu thì sẽ bị quy là đầu cơ, số lượng bao nhiêu thì được quy là đầu tư, tích trữ? Chẳng hạn như tôi mua 10 lượng vàng SJC nhưng sau 3 tháng, tôi bán ra đúng lúc giá vàng tăng và thu lợi một khoản tiền đáng kể thì đó có phải là đầu cơ không hay chỉ đơn thuần là hoạt động ‘chốt lời’?"

Hay như chị Thùy Linh thắc mắc: “Hiện các ngân hàng chỉ bán vàng miếng SJC chứ không mua vào, tức thông tin chỉ một chiều. Cho dù là sáng tôi mua 1 lượng, chiều kẹt tiền tôi đem bán, 1 tháng sau tôi mua lại 1 lượng thì hệ thống vẫn ghi nhận là tôi tích trữ 2 lượng vàng. Hệ thống chỉ có thể thống kê chính xác có hiện tượng đầu cơ hay không khi có ghi nhận 2 chiều mua – bán”.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều người lo ngại thông tin cá nhân bị rò rỉ. “Trong trường hợp thông tin của người mua vàng bị rò rỉ và gây ra hậu quả, ai sẽ là người chịu trách nhiệm”, anh Hoàng Văn (Nam Định) đặt câu hỏi.

Có thực sự cần thiết?

Trong chia sẻ với VietnamFinace, một chuyên gia về vàng cho rằng, việc thành lập tổ công tác đảm bảo an ninh thị trường vàng là không cần thiết.

“Hiện thị trường vàng miếng đã bình ổn trong một thời gian dài. Chúng ta cũng đã có hàng loạt quy định liên quan đến chống buôn lậu, đầu cơ vàng, chẳng hạn như Quyết định 11 của Thủ tướng, giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo từ 400 triệu đồng trở lên. Chúng ta cũng đã có sự vào cuộc của Bộ Công an, cơ quan thuế, hải quan.

Như vậy, chúng ta đã có đầy đủ ‘công cụ’ để ngăn chặn những vi phạm liên quan đến mua bán vàng miếng mà không cần đến tổ công tác đảm bảo an ninh thị trường vàng. Việc thành lập Tổ công tác hay thông báo về việc thu thập thông tin người mua vàng chỉ khiến dân tình thêm hoang mang”, ông nói.

Theo vị chuyên gia này, nhu cầu vàng trong dân vẫn còn rất lớn. Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng miếng và vàng xu ở Việt Nam trong quý II/2024, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023 lên 12 tấn. Tổng nhu cầu vàng miếng và vàng xu trong nửa đầu năm 2024 đạt 26 tấn. Đây cũng mức cao nhất kể từ năm 2014 đến nay.

“Nhu cầu vàng trong dân vẫn còn, điều NHNN cần làm là nhanh chóng sửa Nghị định 24, xóa bỏ độc quyền vàng miếng, đa dạng hóa nguồn cung để đáp ứng được cầu trong dân. Cần phân vai rõ cho từng bộ ngành, còn những gì thuộc về thị trường thì nên tạo điều kiện cho thị trường thông thoáng như đại diện NHNN đã từng nói”, ông nói.

Theo chuyên gia, NHNN cần phải sớm xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC.

Đồng quan điểm, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI cũng cho rằng: “Xét cả về bối cảnh thị trường và cơ sở pháp lý thì không cần thiết phải có thêm Tổ công tác đảm bảo an ninh thị trường vàng”.

Từ trước đến nay không có quy định nào cấm người dân mua vàng với số lượng lớn. Chưa kể, hoạt động chống đầu cơ thường chỉ xuất hiện trong bối cảnh đặc biệt, ví dụ như khi có bão lũ hạn hán, một số sản phẩm như lương thực thực phẩm, một số hàng hóa phục vụ đảm bảo đời sống thiết yếu của người dân trở nên khan hiếm.

“Vàng không phải là sản phẩm thiết yếu hay phục vụ đời sống hằng ngày. Đơn giản đó chỉ là sản phẩm mà người dân xem như tài sản để tích lũy, là của để dành. Thậm chí, từ trước đến nay người có tiền mua cả trăm cây vàng cũng không vi phạm gì. Tương tự, người đi mua giùm cho người khác cũng không hề vi phạm”, ông nói.

Sáng 2/8, Công ty SJC niêm yết giá mua vàng miếng ở mức 78,3 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 79,8 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Tại các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank, giá vàng miếng tiếp tục được neo ở mức 79,8 triệu đồng/lượng chiều bán ra, không thay đổi so với phiên trước đó.

Cùng chuyên mục
'Bão số 3 đã suy yếu nhanh, khẩn trương khắc phục hậu quả'

'Bão số 3 đã suy yếu nhanh, khẩn trương khắc phục hậu quả'

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng đến thời điểm này có thể khẳng định bão số 3 đã suy yếu nhanh, các địa phương phải khẩn trương triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả.

4 người chết, 78 người bị thương khi siêu bão Yagi đổ bộ

4 người chết, 78 người bị thương khi siêu bão Yagi đổ bộ

(VNF) - Tính đến 17h ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) khiến 4 người chết, 78 người bị thương, 6 tàu thuyền bị chìm, nhiều nhà ở hư hỏng, tốc mái và hàng nghìn cây xanh ngã đổ.

Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất cho vay

(VNF) - Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết NHNN đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, trong đó tập trung vào hạ lãi suất cho vay.

Siêu bão Yagi tàn phá: Miền Bắc mất điện diện rộng, hệ thống hư hại nặng

Siêu bão Yagi tàn phá: Miền Bắc mất điện diện rộng, hệ thống hư hại nặng

(VNF) - Bão Yagi khiến nhiều đường dây 500 kV, 220 kV ở các tỉnh ven biển phía Bắc gãy, đổ, gặp sự cố, gây mất điện toàn tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh.

Cao ốc bị gió bóc từng lớp kính, tan hoang vì bão Yagi

Cao ốc bị gió bóc từng lớp kính, tan hoang vì bão Yagi

(VNF) - Bão Yagi đổ bộ, mái tôn bay, cần cẩu gãy, cây đổ ngổn ngang... trên đường ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội.

Bộ TN&MT: 'Trúng đấu giá đất cao so với khởi điểm là đúng thực tế'

Bộ TN&MT: 'Trúng đấu giá đất cao so với khởi điểm là đúng thực tế'

(VNF) - Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 7/9.

Cảnh sóng biển nhấn chìm tàu trong siêu bão Yagi

Cảnh sóng biển nhấn chìm tàu trong siêu bão Yagi

(VNF) - Bão Yagi đổ bộ, ngư dân bất lực đứng trên bờ nhìn thuyền, nhà bè, tài sản bị bão nhấn chìm.

'Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, chưa thể thống kê được'

'Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, chưa thể thống kê được'

(VNF) - Thông tin này được Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phạm Đức Luận cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, diễn ra chiều 7/9.

Siêu bão Yagi càn quét biển đảo, Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà... tơi tả

Siêu bão Yagi càn quét biển đảo, Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà... tơi tả

(VNF) - Bão Yagi đang đổ bộ vào khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh. Tại Hải Phòng thiệt hại chủ yếu là bị tốc mái, đổ cây cối. Tại Vân Đồn, nhiều tàu, thuyền của dân bị cuốn trôi.

Siêu bão Yagi vào Hà Nội: Cây đổ la liệt, gió giật tung mái xưởng giày Thượng Đình

Siêu bão Yagi vào Hà Nội: Cây đổ la liệt, gió giật tung mái xưởng giày Thượng Đình

(VNF) - Chiều tối 7/9, bão số 3 (Yagi) bắt đầu gây ảnh hưởng đến TP. Hà Nội, khiến nhiều cây xanh trên địa bàn bị quật đổ.