Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trong bài đăng trên tạp chí Foreign Affairs ngày 4/6, Thủ tướng Singapore nêu quan điểm rằng những tuyên bố chủ quyền và tuyên bố về hàng hải đầy thách thức của Trung Quốc ở Biển Đông đồng nghĩa với việc các quốc gia trong khu vực “sẽ luôn coi sự hiện diện trên biển của Trung Quốc là nỗ lực để đẩy mạnh những yêu sách của họ”.
Cũng theo ông Lý Hiển Long, sự hiện diện an ninh của Mỹ vẫn có vai trò quan trọng với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Quốc sẽ không thể thay thế vị trí này của Mỹ ở Đông Nam Á, ngay cả khi nước này gia tăng sức mạnh quân sự.
Ông Lý cũng nói rằng việc Mỹ rút khỏi Đông Bắc Á sẽ buộc Nhật Bản và Hàn Quốc phải theo đuổi vũ khí hạt nhân để đối phó với mối đe dọa gia tăng từ Triều Tiên.
"Các nước châu Á - Thái Bình Dương không muốn buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ muốn phát triển quan hệ tốt đẹp với cả hai", ông Lý Hiển Long nhắc lại quan điểm ông từng nêu ra trước đây.
Nhà lãnh đạo Singapore cũng cảnh báo rằng nếu Mỹ nỗ lực kiềm chế Trung Quốc hoặc nếu Bắc Kinh tìm cách xây dựng ảnh hưởng "độc quyền" ở châu Á, hai nước “sẽ bắt đầu cuộc đối đầu kéo dài nhiều thập niên”.
“Bất kỳ cuộc đối đầu giữa hai nước này không thể có kết thúc như Chiến tranh lạnh mà sẽ dẫn tới sự sụp đổ hòa bình của một nước”, ông Lý khẳng định trong bài viết.
Để tránh viễn cảnh này, ông Lý Hiển Long kêu gọi sự hợp tác giữa các bên dựa trên khung quy tắc đa phương đã được nhất trí.
"Những lựa chọn chiến lược mà Mỹ và Trung Quốc theo đuổi sẽ định hình diễn biến của trật tự toàn cầu đang trỗi dậy. Cạnh tranh giữa cường quốc là điều tự nhiên. Tuy nhiên, khả năng hợp tác của họ sẽ là phép thử thực sự vế chiến lược lãnh đạo đất nước, cũng như quyết định liệu nhân loại có đạt được những bước tiến trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, giải trừ vũ khí hạt nhân và sự lây lan của các dịch bệnh truyền nhiễm hay không", Thủ tướng Lý Hiển Long viết thêm.
Bài viết của ông Lý được đưa ra trong bối căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục leo thang về nhiều vấn đề, trong đó có thương mại; đại dịch Covid-19; cạnh tranh quân sự tại những vùng biển như Biển Đông, Hoa Đông và eo biển Đài Loan; và vấn đề Hong Kong...
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft mới đây đã gửi công hàm tới Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres để phản đối các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bà Craft cho rằng những yêu sách của Trung Quốc "mang mục đích can thiệp phi pháp vào quyền và tự do của Mỹ và tất cả các nước khác". Vì vậy "Mỹ cho rằng cần phải nhắc lại lập trường phản đối chính thức đối với những áp đặt bất hợp pháp này".
Xem thêm >> Trung Quốc nhập khẩu gần 1,6 tỷ mét khối khí đốt của Nga qua đường ống xuyên biên giới
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.