Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo Thủ tướng, sự cố môi trường biển xảy ra từ tháng 4/2016 tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế được đánh giá là sự cố môi trường lớn nhất từ trước đến nay, gây thiệt hại về môi trường, hệ sinh thái biển và ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, kinh doanh đời sống khoảng 510.000 người.
“Trước khi vào hội nghị, tôi cùng các Phó thủ tướng đã chia nhau về trực tiếp tại các vùng từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Điều vui mừng là ngư dân các tỉnh đã rất phấn khởi trở lại đánh bắt. Đó là tín hiệu cho thấy sau sự cố, đời sống của người dân đã được khôi phục”, người đứng đầu Chính phủ nói.
Nhìn lại công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả, bồi thường, hỗ trợ người dân, Thủ tướng đánh giá cao vai trò của Ban chỉ đạo và các nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương, nhất là tổ chức thực hiện vận động quần chúng ở cơ sở; vai trò của lực lượng quân đội, công an…
Thủ tướng cho rằng nhân dân các tỉnh luôn đoàn kết, yêu thương, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào các đường lối, quyết sách của Nhà nước.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, vướng mắc như việc chi trả bồi thường cho người dân còn chậm so với kế hoạch. Đến nay, số tiền hỗ trợ cho người dân đã đạt 99,1%, còn 0,9% chưa giải ngân xong (trừ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đạt 100%).
Do đó, Thủ tướng giao các bộ ngành liên quan tiếp tục hoàn thành việc bồi thường thiệt hại cho ngư dân.
Theo người đứng đầu Chính phủ, môi trường là một trụ cột của sự phát triển, cùng với kinh tế, xã hội, tạo thành một tam giác phát triển. Tất cả các địa phương cần giữ gìn môi trường, đặc biệt là môi trường biển, một thế mạnh của Việt Nam.
“Từ sự cố Formosa, nghĩ về tương lai môi trường của nước ta và khu vực biển của chúng ta, phải làm tốt hơn, không được để ô nhiễm, kể cả ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nguồn nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường xem xét bổ sung thêm các trạm quan trắc trường tự động ở các thành phố lớn, khu công nghiệp và các nơi đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc này phải công khai, minh bạch để người dân và cộng đồng giám sát.
Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát việc xả thải của Formosa Hà Tĩnh. Các hệ thống giám sát, quan trắc phải đảm bảo yêu cầu. Không được để Formosa tái diễn vi phạm.
“Tiếp tục theo dõi, giám sát dọc biển, bảo đảm an toàn thực phẩm tuyệt đối đối với thủy sản, trong đó có lưu ý vấn đề môi trường của Formosa khi công ty này khởi động lò đốt số 2 vào ngày mai (18/5)”, Thủ tướng yêu cầu.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết sau khi hiện trạng môi trường biển tại 4 tỉnh được công bố, Bộ Y tế đã chủ trì lấy 1.040 mẫu hải sản ở vùng biển 4 tỉnh và 300 mẫu tại 3 tỉnh đối chứng để so sánh, đánh giá.
Đến tháng 9/2016, Bộ Y tế đã công bố hải sản an toàn thực phẩm trừ một số loại hải sản tầng đáy trong phạm vi 20km trở vào bờ có tỷ lệ mẫu tồn dư phenol cao hơn so với các mẫu đối chứng.
Bộ Y tế đã tổ chức 5 đợt giám sát nữa với 3.911 mẫu, 15 điểm để kiểm nghiệm, đánh giá an toàn thực phẩm tất cả các loài hải sản.
Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, từ cuối 2017, các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với hải sản tại tất cả các vùng biển của 4 tỉnh đều tương đương với mẫu đối chứng và đã đảm bảo an toàn đối với người dân sử dụng hải sản.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.