'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
UBND huyện Sóc Sơn tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa Sóc Sơn tại xã Tân Minh, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn.
Các cơ quan, người dân sẽ cho ý kiến về lý do, sự cần thiết và mục tiêu lập quy hoạch; việc quy hoạch sử dụng đất đã phù hợp chưa; sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị, kết nối giao thông giữa trường đua với khu vực lân cận... Thời gian lấy ý kiến từ 26/12/2023 đến 4/2/2024.
Trên cơ sở góp ý, đơn vị tổ chức lập quy hoạch sẽ tổng hợp, phân tích để bổ sung hoặc điều chỉnh đồ án quy hoạch đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực và Thủ đô. Quy hoạch chi tiết đồ án cũng phải phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn tỷ lệ 1/2.000 đang được triển khai.
Dự án trường đua ngựa tại Hà Nội được nghiên cứu lần đầu năm 1999 với địa điểm dự kiến tại phường Đại Kim (Hoàng Mai) và Thanh Liệt (Thanh Trì), nhưng do hành lang pháp lý về cá cược và đua ngựa chưa hoàn thiện nên đối tác nước ngoài rút lui.
Đến năm 2007, Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourist) và Công ty Global Consultant Network (Hàn Quốc) có văn bản đề xuất xin nghiên cứu dự án trên. Tháng 9/2019, Thủ tướng Chính phủ có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
Năm 2020, Hà Nội bổ sung dự án tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa Sóc Sơn vào đề cương điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2020, định hướng 2030.
Dự án tổ hợp vui chơi giải trí đa năng trường đua ngựa tại huyện Sóc Sơn có tổng mức đầu tư 9.577 tỷ đồng (tương đương 420 triệu USD). Dự án được xây dựng tại địa bàn 2 xã Tân Minh và Phù Linh thuộc huyện Sóc Sơn.
Quy mô sử dụng đất của dự án dự kiến trường đua ngựa - sân vận động phục vụ đua ngựa sức chứa 30.000 khán giả rộng 99,5ha; hồ điều hòa 22,5ha; khách sạn 3 sao 1,5ha; trung tâm hội nghị, hội thảo 0,5ha và khu biệt thự nghỉ dưỡng 1ha.
Theo tính toán của UBND TP. Hà Nội giai đoạn hình thành dự án sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, thuế doanh nghiệp thu được dự kiến trung bình đạt khoảng 10 triệu USD/năm và khoảng 40-50 triệu USD/năm khi đi vào vận hành toàn bộ. Ngoài ra, khi đi vào hoạt động, mỗi năm dự án sẽ nộp ngân sách Hà Nội 150 - 250 triệu USD.
Trường đua dự kiến hoạt động sau năm 2021, nhưng gặp một số khó khăn nên chưa thể triển khai. Giữa năm 2022, Hà Nội kiến nghị Thủ tướng gỡ khó việc thu hồi 125ha đất để thực hiện dự án.
Theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH H&G. Đây là doanh nghiệp liên doanh giữa Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourist) và Công ty Global Consultant Network (Hàn Quốc).
Theo cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH H&G được thành lập vào ngày 18/11/2019, với vốn điều lệ là 2.736 tỷ đồng, tương đương 120 triệu USD. Trong đó, Global Consultant Network góp 2.325,6 tỷ đồng, tương ứng 85% vốn điều lệ; Hanoi Tourist góp 15% cổ phần còn lại.
Công ty TNHH H&G có trụ sở tại phòng 501, khách sạn Grand Plaza, số 117 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này là ông Lee Dae Bong (sinh năm 1941). Ông Lee Dae Bong cũng là Chủ tịch Tập đoàn Charmvit.
Tra cứu cho thấy doanh nghiệp chưa từng phát sinh hợp đồng tín dụng với tổ chức hay cá nhân nào tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, Tập đoàn Charmvit là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản lớn như khách sạn Grand Plaza (Hà Nội). Tập đoàn này cũng là chủ đầu tư tòa nhà Charmvit Hà Nội, nằm trong khu phức hợp văn phòng, trung tâm thương mại và khách sạn gồm 2 tòa tháp Grand Plaza (khu khách sạn) và Charmvit Tower (khu văn phòng).
Charmvit cũng là chủ đầu tư dự án sân golf Phượng Hoàng (huyện Lương Sơn, Hòa Bình). Doanh nghiệp này thuê 300 ha đất tại xã Sơn Lâm trong vòng 50 năm và bắt đầu xây dựng sân golf từ năm 2005. Đến năm 2009, sân golf Phượng Hoàng chính thức đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư 38 triệu USD.
Đáng chú ý, dự án sân golf Phượng Hoàng vào năm 2016 đã bị Thanh tra Chính phủ chi ra rằng UBND tỉnh Hoà Bình thu hồi đất để Công ty TNHH sân golf Phượng Hoàng thuê đất thực hiện dự án xây dựng sân golf Phượng Hoàng không nằm trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010 của tỉnh Hoà Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
UBND tỉnh Hoà Bình và Công ty TNHH sân golf Phượng Hoàng đã tự thoả thuận giá đất cho thuê để ký hợp đồng thuê đất, vi phạm Điều 56 Luật Đất đai 2003; ký hợp đồng cho thuê đất với Công ty TNHH sân golf Phượng Hoàng theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đất là không đúng với Giấy chứng nhận đầu tư.
Thanh tra Chính phủ xác định chủ đầu tư dự án và các cơ quan chức năng không tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 theo quy định.
Đáng chú ý hơn nữa, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện việc xây dựng công trình sân golf, nhà điều hành, khách sạn 3 tầng và các công trình phụ trợ khác không có giấy phép xây dựng, không có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Về Hanoi Tourist, tiền thân là Công ty Du lịch Hà Nội được thành lập từ ngày 25/3/1963. Hanoi Tourist được thành lập theo quyết định năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP. Hà Nội. Tổng công ty hoạt động và quản lý theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó Công ty du lịch Hà Nội (Hanoitourist) làm công ty mẹ và một số công ty du lịch trên địa bàn Thủ đô là công ty thành viên và trực thuộc.
Công ty Du lịch Hà Nội - công ty mẹ (tiền thân là chi nhánh của Công ty Du lịch Việt Nam) được thành lập năm 1963. Đến ngày 13/7/2010, UBND TP. Hà Nội đã ký quyết định chuyển đổi công ty mẹ - Hanoi Tourist thành Công ty TNHH một thành viên.
Đến nay, Hanoi Tourist có gần 40 đơn vị trực thuộc, công ty thành viên, công ty cổ phần, công ty liên doanh liên kết với trong và ngoài nước.
Hanoi Tourist có 3 công ty lữ hành, gồm: Công ty Lữ hành Hanoitourist, Công ty cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội (HanoiToserco) và Công ty cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội (Haseco Travel).
Hanoi Tourist cũng nắm giữ cổ phần của 5 khách sạn 5 sao nổi tiếng thủ đô như: Sofitel Legend Metropole Hanoi, InterContinental Hanoi Westlake, Pullman Hanoi, Hilton Hanoi Opera và Hotel De L’Opera. Ngoài ra, Hanoi Tourist có các khách sạn 3 - 4 sao như khách sạn Hà Nội, khách sạn Thăng Long Opera, khách sạn Thăng Long Espana, khách sạn Hòa Bình… và 1 số khách sạn ở các tỉnh Điện Biên Phủ, Quảng Bình, Mũi Né…
Với lĩnh vực văn phòng cho thuê, Hanoi Tourist có các tòa nhà văn phòng tại những vị trí đắc địa của Thủ đô như 18 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm); 273 Kim Mã (quận Ba Đình); 157 Xuân Thủy (quận Cầu Giấy).
Tháng 7/2018, Thanh tra Bộ Tài chính ban hành kết luận việc thanh tra tài chính tại Hanoi Tourist, trong đó xác định Tổng công ty Du lịch Hà Nội có vi phạm về quản lý tài chính, đất đai và thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước.
Kết quả thanh tra xác định, đến thời điểm thanh tra tháng 12/2017, công ty mẹ - Tổng công ty Du lịch Hà Nội chưa có phương án sử dụng từ quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý nhà nước và chưa nộp vào quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hơn 545,7 tỷ đồng.
Theo kết luận thanh tra, Tổng công ty Du lịch Hà Nội quản lý và sử dụng 12 khu đất với diện tích 13.226m2, trong đó 10 khu tại Hà Nội, 1 ở Đà Nẵng và 1 ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy hiện các cơ quan chưa xác định được đơn giá thuê đất và thông báo nộp tiền thuê đất tại 153 Yên Phụ - là khu đất Tổng công ty Du lịch Hà Nội thuê để sử dụng mục đích dịch vụ thương mại - công ty mẹ tạm trích tiền thuê đất hơn 3,5 tỷ đồng là chưa có cơ sở.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.