Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Tại buổi làm việc, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn đã kiến nghị 10 nhóm vấn đề. Trong đó, huyện kiến nghị thành phố chỉ đạo các sở, ngành hướng dẫn rà soát quy hoạch rừng phòng hộ bảo vệ môi trường đồng thời với việc lập quy hoạch vùng huyện, tiếp tục nghiên cứu quy hoạch đô thị sân bay; chỉ đạo cập nhật, bổ sung một số nội dung về quy hoạch bến, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận vào điều chỉnh quy hoạch giao thông, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện về đầu mối giao thông...
Bên cạnh đó, huyện kiến nghị thành phố báo cáo Chính phủ có chính sách để sớm triển khai thực hiện dự án trường đua ngựa Sóc Sơn, có ý kiến với Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh quy hoạch và đầu tư sân bay quốc tế Nội Bài.
Ngoài ra, huyện Sóc Sơn cũng kiến nghị thành phố sớm đầu tư, kêu gọi đầu tư các dự án lớn trên địa bàn như: khu sinh thái hồ Đồng Quan, khu tổ hợp y tế 100ha, khu logicstic phía bắc sân bay Nội Bài, khu đô thị và công viên trung tâm đô thị vệ tinh Sóc Sơn, trường quay ngoài trời…
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh hàng loạt những hạn chế còn tồn tại đang tác động rất lớn đến sự phát triển đi lên của huyện, khiến huyện chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế để tạo bước phát triển lớn mạnh.
Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, đề ra các giải pháp đồng bộ khắc phục từng hạn chế, yếu kém. Ban Cán sự đảng UBND thành phố quan tâm, chỉ đạo hỗ trợ huyện. Các sở, ban, ngành tích cực phối hợp thực hiện.
"Tất cả phải hướng đến việc giải quyết nhanh chóng vấn đề thiếu quy hoạch, trước hết là quy hoạch rừng; thúc đẩy các dự án trọng tâm, trọng điểm trên địa bàn, làm đến đâu dứt điểm đến đó; giải quyết những vấn đề bức xúc nổi cộm trên địa bàn; phải tận dụng những tiềm năng, lợi thế đem lại thu nhập cho người dân...", ông Dũng nêu rõ.
Để tạo sức bật mới trong phát triển, Bí thư Thành ủy yêu cầu huyện bám sát và thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", trong đó, huyện Sóc Sơn cùng với huyện Mê Linh, Đông Anh được định hướng phát triển là thành phố phía bắc của Thủ đô gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ y tế, giáo dục, sinh thái.
Đối với dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội trên địa bàn huyện, ông Đinh Tiến Dũng cho biết thành phố sẽ giao cho huyện thực hiện nhiệm vụ đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Mặc dù chỉ có 2km, nhưng khối lượng công việc và nhiệm vụ đặt ra rất khó khăn.
"Cấp ủy, chính quyền huyện phải xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị. Tôi đề nghị các đồng chí triển khai sớm, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc", ông Dũng chỉ đạo.
Liên quan đến công tác quản lý, vận hành khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nhạy cảm nên các cơ quan liên quan và huyện Sóc Sơn phải thực hiện thật tốt, triển khai đồng bộ các dự án, công trình, giải pháp, bảo đảm an ninh, an toàn. Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo, phối hợp với chủ đầu tư nhà máy điện rác để hoàn tất thủ tục, nhanh chóng nâng cao công suất để nâng cao hiệu quả xử lý rác cho thành phố.
Bí thư Thành ủy giao Văn phòng Thành ủy phối hợp với Văn phòng HĐND, UBND thành phố và Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn hoàn thành dự thảo, trình ký ban hành thông báo kết luận cuộc làm việc trong vòng từ 3-5 ngày tới, làm căn cứ triển khai tổ chức thực hiện.
Được biết, dự án tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa tại Sóc Sơn đã được Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 9/2019.
Dự án có tổng mức đầu tư 9.577 tỷ đồng, tương đương 420 triệu USD, riêng hạng mục trường đua ngựa có vốn đầu tư khoảng 348 triệu USD. Nguồn vốn thực hiện dự án được huy động từ vốn tự có của nhà đầu tư 120 triệu USD, vay từ các tổ chức tín dụng 300 triệu USD. Hai đơn vị cùng đầu tư dự án là Công ty Global Consultant Network Co.Ltd (Hàn Quốc) và Tổng công ty Du lịch Hà Nội.
Quy mô sử dụng đất của dự án dự kiến 125ha, trong đó trường đua ngựa - sân vận động phục vụ đua ngựa sức chứa 30.000 khán giả rộng 99,5ha, hồ điều hòa 22,5ha, khách sạn 3 sao 1,5ha, trung tâm hội nghị hội thảo 0,5ha và khu biệt thự nghỉ dưỡng 1ha.
Trường đua ngựa Sóc Sơn dự kiến được đầu tư theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1, từ quý I/2018 đến quý III/2019, hoàn tất các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng; giai đoạn 2, từ quý IV/2019 đến quý I/2024, triển khai xây dựng tất cả hạng mục dự án.
Tuy vậy, sau gần 3 năm được cấp phép đầu tư, đến nay dự án trường đua ngựa Sóc Sơn không thể triển khai do gặp phải hàng loạt vướng mắc trong công tác giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án.
Dự án do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện, do vậy, theo Luật Đất đai, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trực tiếp từ hộ gia đình, cá nhân.
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ chỉ được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất từ tổ chức kinh tế trong nước.
Theo UBND TP, để thực hiện dự án cần có doanh nghiệp trong nước (tổ chức kinh tế) đứng ra nhận quyền sử dụng đất từ người dân hai xã Tân Minh, Phù Linh, và góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án.
UBND Hà Nội cho rằng việc thực hiện dự án đầu tư có quy mô lớn lên tới 125 ha bằng hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Mặt khác, theo Luật Đất đai hiện nay, dự án trường đua ngựa Sóc Sơn không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất.
Để giải quyết những khó khăn nêu trên, UBND Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng xem xét, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng hình thức thu hồi đất để thực hiện dự án trường đua ngựa Sóc Sơn.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.