Tiền sẽ trú chân vào cổ phiếu phòng thủ

Vũ Duy Bắc - 27/07/2020 07:46 (GMT+7)

Nhà đầu tư toàn cầu đang dịch chuyển sang nắm giữ các tài sản an toàn hơn như vàng, trái phiếu chính phủ... Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu phòng thủ "hầm trú ẩn” an toàn cho nhà đầu tư.

VNF
Tiền sẽ trú chân vào cổ phiếu phòng thủ

Bối cảnh thế giới khó lường

Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm mạnh, nhưng đà tăng này được hỗ trợ bởi dòng tiền tài chính, thay vì nội tại các doanh nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế tăng trưởng.

Báo cáo các ca nhiễm mới liên tục gia tăng tại Mỹ, Mỹ Latinh, châu Âu, một vài quốc gia châu Á và đặc biệt, các ca nhiễm dịch lớn lại nằm ở các quốc gia đông dân như Mỹ (ca nhiễm số 1), Braxin (ca nhiễm số 2), Ấn Ðộ (số 3), Nga (số 4), Cộng hòa Nam Phi (số 5)… và hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu dịch sẽ được kiểm soát trong tương lai gần.

Ðiều này đang gây ra thách thức cũng như là sự không chắc chắn của giới đầu tư về tương lai nền kinh tế khi nào sẽ hồi phục lại như trước khi đại dịch xảy ra.

Có thể, thị trường sau khi trải qua đại dịch sẽ tạo nên một sự cân bằng mới, nhưng sự cân bằng này cách khá xa so với giai đoạn trước dịch. Tuy nhiên, đó vẫn là sự không chắc chắn và giới đầu tư đang ở trong giai đoạn mà mọi điều tưởng chừng không thể đều có thể xảy ra.

Tại Mỹ, số ca nhiễm mới tiếp tục tăng sau giai đoạn mở cửa trở lại. Trước đây, tỷ lệ nộp hồ sơ yêu cầu trợ cấp thất nghiệp tăng cao kỷ lục trong giai đoạn giãn cách, song sau khi mở cửa trở lại thì tỷ lệ này giảm xuống.

Số lượng hồ sơ yêu cầu trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ

Tuy nhiên, trước áp lực ca nhiễm mới, một số bang như Arizona, California, Texas… đã phải hạn chế hoạt động kinh doanh. Nhiều quốc gia trên thế giới đang tiếp tục cân nhắc việc giãn cách xã hội. Vì vậy, tỷ lệ người dân nộp hồ sơ thấp nghiệp ở Mỹ có dấu hiệu tăng trở lại trong một vài tuần gần đây.

Hiệu ứng domino đang diễn ra với chuỗi bán lẻ khi những tên tuổi lâu đời như J.Crew - thương hiệu bán lẻ thời trang cho học sinh, sinh viên; nhãn hàng Esprit - sản xuất quần áo, giày dép, phụ kiện, trang sức… dự định đóng cửa tất cả cửa hàng ở châu Á.

JCPenney - chuỗi bán lẻ lớn có 118 năm hoạt động, với 800 cửa hàng ở Mỹ đã nộp đơn phá sản. Rồi các thương hiệu thời trang như Victoria’s Secret, Aldo, Guess… cũng nộp đơn phá sản.

Trong khi đó, Zara đóng 1.200 cửa hàng, La Chapella đóng 4.391 cửa hàng. Ðiều này sẽ gây một hiệu ứng tiêu cực tới các chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là các công ty gia công tại các nước như Việt Nam, Bangladesh… trong dài hạn.

Thách thức đối với các nền kinh tế lớn hiện nay là lãi suất đã gần bằng 0, một số khu vực đã về mức 0.

Ðơn cử, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau giai đoạn bơm tiền, họ tuyên bố sẽ giữ mức lãi suất ở mức như hiện tại là 0-0,25%/năm ít nhất đến năm 2022.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu ngày 21/7/2020 đã đồng ý phân phối 390 tỷ euro trong tổng 750 tỷ euro của Quỹ phục hồi dưới hình thức tài trợ, giảm đáng kể so với đề xuất ban đầu của Pháp và Ðức là 500 tỷ euro tài trợ. Ngoài ra, EU cũng đồng ý trả tất cả các khoản nợ mới vào năm 2058. 

Như vậy, sau giai đoạn bơm tiền, các ngân hàng trung ương lớn bắt đầu có dấu hiệu giảm lượng tiền bơm vào nền kinh tế quốc gia nói riêng và tổng thể nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Ðiều này về trung và dài hạn sẽ gián tiếp tác động tới các thị trường chứng khoán cận biên và mới nổi.

Thế giới hiện tại đang đối mặt với 3 bài toán về tương lai không chắc chắn.Thứ nhất, đại dịch vẫn chưa qua đi, làn sóng phá sản của các chuỗi bán lẻ, doanh nghiệp tiêu dùng sẽ tạo nên hiệu ứng domino khiến tỷ lệ thấp nghiệp tăng lên, các chuỗi cung ứng sản phẩm bị gián đoạn buộc phải cắt giảm nhân công. Ðiều này sẽ gây nên những hậu quả khó khăn về dài hạn, đặc biệt là chưa biết thời điểm có vắc-xin, cũng như chưa biết thời điểm kiểm soát được dịch.

Thứ hai, căng thẳng Mỹ - Trung đã vượt khỏi các biện pháp thuế quan, hạn ngạch thông thường, thay vào đó là các đối đầu chính trị trực tiếp và gián tiếp ở nhiều quốc gia thứ ba. Ðiều đó sẽ gây nên khó khăn cho các quốc gia này hơn bao giờ hết.

Thứ ba, thế giới bước vào giai đoạn tạm biệt toàn cầu hóa, thay vào đó là tập trung tiêu thụ nội địa. Về dài hạn, điều này sẽ tăng chi phí cho các nền kinh tế toán cầu, thay vì chuyên môn hóa như trước đây để tăng năng suất.

Việt Nam sẽ chịu tác động gián tiếp

Mới đây, khách hàng nắm giữ 14% doanh thu xuất khẩu của Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH) là New York & Company đã tuyên bố phá sản. Mặc dù vẫn chưa biết doanh nghiệp chịu thiệt hại ra sao, nhưng ngay lập tức, thị trường chứng khoán đã phản ứng tiêu cực với cổ phiếu MSH.

Câu chuyện của MSH là một ví dụ về ảnh hưởng từ việc thu hẹp hoạt động hoặc phá sản của các chuỗi bán lẻ tới nơi sản xuất và gia công. Ðặc biệt, Việt Nam với cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm may mặc, da giày… chiếm tỷ trọng lớn, tác động của dịch bệnh sẽ có độ trễ.

Các yếu tố tác động tới thị trường nửa cuối năm 2020 (theo đánh giá của CTCK Bảo Việt)

Bên cạnh đó, Việt Nam với tính mở cửa cao với nhiều ngành nghề phụ thuộc vào các thị trường tiêu thụ sẽ gặp những thách thức nhất định giai đoạn 6 tháng cuối năm.

Khi đó, giới đầu tư sẽ bắt đầu phải nhìn nhận lại tác động với kinh tế có thể kéo dài hơn và học cách thích nghi với điều kiện mới. Trong điều kiện mới, những doanh nghiệp xuất khẩu ngoài lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ gặp thách thức đầu ra.

Tất nhiên, thị trường chứng khoán giai đoạn cuối năm vẫn có những cơ hội. Thứ nhất, câu chuyện đầu tư công vẫn là trọng tâm các tháng còn lại của năm 2020, khi nhiều ngành nghề liên quan tới xuất khẩu gặp thách thức, Chính phủ phải đẩy mạnh đầu tư công tạo cú huých, kéo các ngành nghề phụ thuộc hồi phục. Tuy nhiên, câu chuyện đầu tư công sẽ có tính dài hạn và cần nhiều thời gian hơn.

Thứ hai, kỳ vọng một dòng tiền ngắn hạn khi các quỹ, các nhà đầu tư có thể tập trung mua vào một vài cổ phiếu trụ, vốn hóa lớn, mua tích lũy để có thể bán lại cho các thị trường cận biên buộc phải tăng tỷ lệ cổ phiếu Việt Nam khi Kuwait chính thức nâng hạng vào tháng 11/2020. Ðiều này sẽ là câu chuyện xuyên suốt của thị trường giai đoạn sắp tới.

Thứ ba, câu chuyện của những doanh nghiệp riêng lẻ thông qua lợi nhuận đột biến, hoặc thương vụ thâu tóm riêng biệt. Ðiều này sẽ tạo nên một thị trường phân hóa hơn so với các năm trước đây.

Thứ tư, các cổ phiếu phòng thủ với hoạt động kinh doanh cốt lõi sẽ lên ngôi khi có dòng tiền đều cho nhà đầu tư và cũng là dòng cổ phiếu có thể giúp nhà đầu tư trú ẩn giai đoạn khó khăn.

Những rủi ro của thị trường

Tâm lý nhà đầu tư toàn cầu đang có sự dịch chuyển sang nắm giữ các tài sản an toàn hơn như vàng, trái phiếu chính phủ..., điều này sẽ dẫn tới dòng tiền bị rút dần khỏi thị trường chứng khoán.

Khi dòng tiền bị rút và chứng khoán các nền kinh tế lớn bị bán ra sẽ gây tâm lý tiêu cực tới nhà đầu tư trong nước. Ðây là rủi ro bên ngoài, nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà đầu tư.

Thực tế, nhiều quỹ của Việt Nam vẫn đang hoạt động theo hình thức quỹ chỉ số ETF, hay các quỹ góp vốn khác từ nhà đầu tư nước ngoài.

Triển vọng kinh tế nếu xấu đi sẽ ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư nước ngoài, từ đó dễ dẫn tới một quá trình rút tiền tại các quỹ. Ðiều này sẽ tạo áp lực bán ròng của các quỹ như đã từng diễn ra trong giai đoạn bán tháo tháng 3.

Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp liên quan tới xuất khẩu sẽ gặp thách thức, điều này sẽ gây nên áp lực nhất định đối với thị trường và nhà đầu tư.

Ðồng thời, dòng tiền trên thị trường có dấu hiệu suy giảm khá mạnh trong thời gian qua, điều này sẽ gây nên những áp lực nhất định.

Ngoài ra, khối ngoại vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng và chưa rõ thời điểm ngừng bán ròng và mua lại trên sàn.

Xem thêm:  Vinhomes: Lãi ròng tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

(VNF) - Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase Global đã công bố lợi nhuận hơn 1 tỷ USD trong quý I, khi sự phấn khích xung quanh việc cấp phép ETF Bitcoin đã kích thích lượng giao dịch tiền điện tử tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm.

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

(VNF) - Ước tính mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy tỷ trọng của nền kinh tế Nga trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm trong nhiệm kỳ thứ 5 của Tổng thống Vladimir Putin và xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên Xô tan rã.

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

(VNF) - Với chuyên đề đặc biệt mang tên “Bàn tròn AI”, Đặc san Toàn cảnh Tài chính số 2024 không chỉ kỳ vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách mà AI đang làm thay đổi ngành tài chính - ngân hàng mà rộng hơn là gợi mở cách tiếp cận, cách tư duy, cách hành động mới trong một thế giới mà AI thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống con người.

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

(VNF) - Theo TS Châu Đình Linh, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, hoạt động chấm điểm tín dụng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và hướng đến an toàn tín dụng.

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

(VNF) - Mặc dù tổng số lao động theo đăng ký chỉ là 5 người, nhưng Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Mai Viên (MVJ) lại trình diễn một màn kinh doanh ngoạn mục, đặc biệt là trong bối cảnh năm 2023 thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

(VNF) - Giá vàng SJC tiếp tục vượt mốc 85 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động trước phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 4 của Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm liên tục “dò đáy”, thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính sinh lời khác, trong đó phải kể đến chứng chỉ quỹ mở.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.