Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Thông tin trên được chia sẻ trong buổi làm việc sáng 13/4 giữa lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông và Đài truyền hình Việt Nam (VTV).
Liên quan đến lĩnh vực quản lý dịch vụ truyền hình trả tiền, ông Nguyễn Thành Lương, Phó Tổng giám đốc VTV đã nêu ra khó khăn của các doanh nghiệp truyền hình trả tiền khi bị các đại lý độc quyền phân phối kênh truyền hình nước ngoài chèn ép giá, tăng giá chóng mặt trong những năm qua.
Theo quy định hiện hành, nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền phải mua bản quyền kênh truyền hình quốc tế thông qua các đại lý phân phối là doanh nghiệp trong nước. Việc này nhằm đảm bảo nhà nước quản lý và thu được thuế từ các doanh nghiệp.
Hiện nay, các đại lý phân phối đang được hưởng sự độc quyền do đặc điểm mỗi kênh truyền hình nước ngoài chỉ định duy nhất 1 đại lý phân phối tại Việt Nam.
Chính sự độc quyền này khiến các đơn vị truyền hình trả tiền Việt Nam bị chèn ép, không có sự chọn lựa nào khác trong thương thảo, đàm phán giá mua bản quyền các kênh quốc tế.
Theo ông Nguyễn Thành Lương, trên thực tế có việc độc quyền thao túng giá bản quyền.
Ông Lương nói: "Giá bản quyền kênh quốc tế tăng kinh khủng, mà chúng tôi không hiểu vì sao tăng, tăng do giá gốc tăng hay do đại lý phân phối tự ý tăng giá. Mỗi năm giá bản quyền kênh truyền hình nước ngoài tăng tới 30%".
"Đó là lý do vì sao VTVcab mới đây đã hạ góikênh truyền hình quốc tế của một đại lý phân phối. VTVcab không mua gói kênh này nữa, mà chuyển sang mua gói kênh quốc tế khác rẻ hơn rất nhiều. Tuy việc hạ kênh của VTVcab còn nhiều vấn đề nảy sinh, nhưng sắp tới SCTV cũng buộc phải làm như vậy".
"Thực ra, K+ đã có dự định hạ kênh quốc tế từ tháng 1/2018, nhưng Đài chưa đồng ý vì còn một số yếu tố cần cân nhắc", ông Nguyễn Thành Lương tiết lộ.
Cũng theo ông Lương, với việc giá bản quyền kênh nước ngoài ngày càng tăng thì doanh nghiệp kinh doanh truyền hình trả tiền sẽ gặp khó khăn. Giả sử như nhà nước không có quy định phải mua qua bản quyền thông qua các đại lý trong nước, thì các đơn vị truyền hình trả tiền sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn, mặc cả giá để mua kênh truyền hình quốc tế.
Hiện tại, VTV có 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là: VTVcab (100% vốn của VTV), SCTV (VTV góp vốn 50%), K+ (VTV góp vốn 51%, tương đương 10 triệu USD).
Theo số liệu từ Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Nhà nước cấp phép cho 70 kênh truyền hình quốc tế được phát sóng vào Việt Nam, nhưng mới chỉ có 60 kênh đã được phát sóng.
Cả nước hiện có 10 đại lý phân phối kênh truyền hình nước ngoài, trong đó nổi lên cái tên Qnet.
Qnet được giới truyền hình ví như "ông trùm" siêu quyền lực vì được cấp phép gần 30 kênh (trong tổng số 70 kênh) và đã phân phối 23 kênh trên thị trường Việt Nam. Còn lại 40 kênh nước ngoài do 9 đại lý phân phối khác cung cấp, mỗi đại lý phân phối một vài kênh, trong đó có Thảo Lê, BHD, Fox…
Trước ngày 1/4/2018, Qnet phân phối kênh cho 10 hạ tầng truyền hình trả tiền, sau khi VTVcab và NextTV rút lui không còn mua bản quyền gói kênh do Qnet phân phối, hiện Qnet vẫn còn 8 khách hàng lớn SCTV, K+, HTVC, MyTV, truyền hình FPT, MobiTV, VTC, HanoiCab.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.