Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại diễn đàn “luồng xanh” cho du lịch cất cánh do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến vào sáng 11/3, tại Hà Nội, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết trong lịch sử hơn 60 năm, ngành du lịch đã trải qua các đợt khủng hoảng do dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế nhưng chưa bao giờ lại chịu thiệt hại nặng nề như cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.
Ông Khánh cho biết doanh nghiệp lữ hành xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp đã được cấp phép (hiện chỉ còn khoảng 2.000 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành trên toàn quốc), trong đó rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang đóng cửa hoặc dừng hoạt động do không có khách du lịch. Về lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch (hiện đang chiếm 46% trong cơ cấu doanh thu của ngành du lịch Việt Nam) cũng đang phải đóng cửa khoảng 90% và hầu như không có khách trừ các cơ sở đón khách cách ly.
Cùng với đó, đại dịch Covid-19 cũng đã tác động lớn đến 2,5 triệu lao động trong ngành du lịch với 800.000 lao động trực tiếp; trong đó đối tượng bị mất việc, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là hướng dẫn viên du lịch, nhân viên làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch, khu điểm du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, tàu du lịch, doanh nghiệp du lịch khác.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Thông báo kết luận số 43/TB-VPCP ngày 16/2/2022 về phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện mới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện phương án mở cửa lại hoạt động du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện bình thường mới từ ngày 15/3/2022 với việc mở cửa lại hoạt động du lịch quốc tế và nội địa thông qua đường không, đường bộ, đường biển, đường sắt đảm bảo an toàn, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
“Hoạt động du lịch được mở lại sớm nhất có thể nhưng không ồ ạt, có tổ chức chặt chẽ và đảm bảo lộ trình, an toàn, khoa học, phù hợp, hiệu quả; không cầu toàn, không nóng vội và phải thực hiện đồng bộ, nhất quán", ông Khánh cho hay.
Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam đang trong tầm kiểm soát, đây được xem là điều kiện tiên quyết mở ra cơ hội lớn cho ngành du lịch mau chóng tái khởi động, phục hồi và phát triển trong giai đoạn bình thường mới.
Để mở lại hoạt động du lịch hiệu quả, an toàn trong thời gian tới, ông Khánh cho rằng việc đảm bảo tuân thủ thống nhất các quy định phòng chống dịch phải được các địa phương, doanh nghiệp du lịch quán triệt triển khai và được xem là nội dung ưu tiên hàng đầu trong hoạt động du lịch.
Cùng với đó là sự phối hợp giữa các hãng hàng không phối hợp với các doanh nghiệp du lịch khai thác các đường bay quốc tế kết nối các thị trường trọng điểm với các điểm đến du lịch tại Việt Nam, đảm bảo công tác phòng chống dịch đối với khách nhập cảnh.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong điều kiện bình thường mới hiện nay, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng cần khôi phục các chính sách đơn giản hóa thủ tục nhập - xuất cảnh cho khách du lịch để thu hút khách quốc tế, đến chính sách đơn phương, song phương miễn thị thực và cấp thị thực điện tử cho công dân từ các thị trường nguồn tiềm năng của du lịch Việt Nam như thời điểm trước dịch Covid-19.
Về vấn đề công nhận hộ chiếu vắc xin, ông Khánh cho biết hiện nay chưa có nhiều quốc gia công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam nên hoạt động du lịch đưa người Việt Nam du lịch nước ngoài sẽ gặp khó khăn.
“Ngành du lịch sẽ tiếp tục đề nghị ngành Ngoại giao phối hợp với ngành Y tế tăng cường đàm phán với các nước, vùng lãnh thổ về việc chấp nhận chứng nhận tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam”, ông Khánh thông tin.
Tại diễn đàn, bà Trần Thị Lan Anh, Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), giám đốc văn phòng giới sử dụng lao động VCCI, cho biết ở góc độ kinh doanh, trong hơn 2 năm qua, dưới tác động của đại dịch Covid-19 khiến du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Thị trường du lịch và các hoạt động du lịch bị đứt gãy, đình trệ, làm cho toàn ngành không đạt được các chỉ tiêu, chệnh hướng quỹ đạo tăng trưởng. Tuy nhiên, trước làn sóng mở cửa toàn cầu, thời điểm này chính là cơ hội đặc biệt để ngành đón đầu nhu cầu du lịch mang tính toàn cầu.
“Chúng ta hiện là 1 trong 10 nước có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cao nhất thế giới, đây là một trong những cơ sở để Việt Nam tự tin mở lại đường bay đến các nước và vùng lãnh thổ và hiện là chuẩn bị đến du lịch”, bà Lan Anh nói.
Trong khi đó, ông Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng: “Sau ngày 15/3, chúng ta nên mạnh dạn mở cửa du lịch và không cần lo ngại số ca nhiễm từ khách quốc tế”.
Theo ông Phu, hiện Việt Nam có hơn 5 triệu ca mắc Covid-19, trong đó 99,7% là ca nhiễm trong nước, còn 0,3% là của người nhập cảnh. Đáng chú ý là số ca nhiễm từ địa phương này tới địa phương khác lớn hơn rất nhiều, vì vậy không cần lo số ca nhiễm từ quốc tế vào Việt Nam nữa.
Ông Phu cũng cảnh báo biến chủng Delta và Omicron lây nhiễm nhanh nên xác định sẽ lây nhưng áp dụng các biện pháp phòng dịch nhằm hạn chế tốc độ lây lan để không quá tải trong hệ thống y tế. Do đó, khi mở cửa an toàn vẫn thực hiện các biện pháp phòng dịch.
Còn ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam, cho biết an toàn trong du lịch phải được đặt lên hàng đầu trong quá trình mở cửa lại hoàn toàn du lịch. Mới đây, Bộ Y tế đã có đề xuất mới đối với khách nhập cảnh đã thông thoáng hơn đề xuất trước đó, trong đó khách nhập cảnh thậm chí không cần chứng nhận tiêm vắc xin mà chỉ cần có xét nghiệm âm tính bằng PCR 72 tiếng hoặc test nhanh 24 tiếng khi xuất cảnh.
Tuy nhiên, ông Bình nhìn nhận việc không cần chứng nhận tiêm vắc xin với khách nhập cảnh thời điểm này cần phải xem xét thật kỷ lưỡng bởi diễn biến của dịch Covid-19 vẫn rất phức tạp. “Việc tổ chức tour sau đó lại là cả vấn đề liên quan đến sức khỏe của khách nên vẫn cần có chứng nhận tiêm vắc xin”, ông nói.
Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, Phó Giám đốc Ban Tiếp thị Công ty Du lịch Vietravel, cho hay, có thể thấy rằng các nước trong khu vực đều đang gấp rút để mở cửa nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch.
“Nếu Việt Nam tiếp tục "thắt chặt" sẽ bỏ lỡ cơ hội vàng trong quá trình thúc đẩy phục hồi ngành du lịch và kinh kế nói chung”, bà Khanh nói.
Xem thêm: Mở cửa du lịch từ 15/3: Cần bình đẳng với khách quốc tế
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.