Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.
Chia sẻ tại tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản", Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổ hợp KCN Deep C Bruno Jaspaert đã đưa ra một góc nhìn đáng chú ý khi so sánh việc xây dựng đất nước với việc xây một ngôi nhà.
Theo ông Bruno, để một ngôi nhà tồn tại qua nhiều thế hệ, phần quan trọng nhất chính là "móng nhà". Tuy nhiên, ông cho rằng Việt Nam trong những năm qua đã xây dựng với tốc độ nhanh chóng nhưng dường như quên mất "phần móng". "Phần móng của một quốc gia bao gồm hai yếu tố cốt lõi gồm ổn định chính trị và sự minh bạch trong các quy định pháp luật", ông nói.
Ông Bruno nhận định hiện tại, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn nhiều bất cập cần giải quyết. Một trong những vấn đề lớn là tính đa nghĩa của các văn bản pháp luật, khiến cách hiểu và áp dụng luật không thống nhất.
"Điều này dẫn đến việc ngay cả những lãnh đạo ở cấp thấp cũng gặp khó khăn trong việc thực thi do thiếu kiến thức và chuyên môn", ông nhấn mạnh.
Đáng chú ý, ông Bruno cũng bày tỏ sự lo ngại về một "cơn sóng thần" đang tiến đến, đó là những rào cản lớn đối với việc thu hút FDI tại Việt Nam. Một trong những thách thức lớn được ông chỉ ra là sự bất nhất trong việc phân cấp thẩm quyền giữa Trung ương và địa phương, đặc biệt trong việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường mới.
Lấy ví dụ về các khu công nghiệp, ông Bruno cho biết khi Deep C đầu tư cơ sở hạ tầng, họ phải đăng ký mã ngành nghề thu hút đầu tư. Nếu nhà đầu tư muốn tham gia vào ngành nghề không có trong danh mục này, họ phải chờ từ 6 đến 9 tháng để điều chỉnh giấy phép môi trường. Điều này không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn làm giảm sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư.
Ngoài ra, ông Bruno cũng chia sẻ một số ví dụ để minh họa những bất cập trong việc áp dụng luật pháp tại Việt Nam. Cụ thể, về điện tái tạo, dù Việt Nam đã ban hành nghị định mới về điện tái tạo, việc áp dụng trên thực tế lại gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, các khu công nghiệp không được phép chia sẻ điện với khách hàng của mình, gây khó khăn trong việc tối ưu hóa nguồn năng lượng.
Hay như đối với việc tái sử dụng tài nguyên nước, trong khi tại nhiều quốc gia khác, nước mưa có thể được tái sử dụng dễ dàng thì ở Việt Nam lại vấp phải nhiều rào cản pháp lý. "Qua 24 lần khảo sát trong 8 năm, Deep C nhận thấy hai vấn đề được các nhà đầu tư than phiền nhiều nhất là: quy định pháp luật thiếu minh bạch và không nhất quán", ông nói.
Dù đối mặt với nhiều thách thức, ông Bruno vẫn bày tỏ niềm tin vào tiềm năng phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, ông cho rằng cần phải có những thay đổi phù hợp trong các quy định pháp luật. Những thay đổi này không chỉ giúp Việt Nam thu hút thêm đầu tư nước ngoài mà còn tạo điều kiện để đất nước phát triển bền vững trong tương lai.
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.