Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND TP. HCM Võ Văn Hoan chia sẻ, năm 2022, GRDP của thành phố đã đạt 9,03%, cao hơn chỉ tiêu thành phố đặt ra là 6% - 6,5% và cao hơn GRDP trung bình cả nước là 6%. Thế nhưng từ cuối năm 2022, tình hình diễn biến phức tạp, ảnh hưởng khá toàn diện lên hoạt động của doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM, từ quý IV/2022, hoạt động sản xuất kinh doanh có phần chậm lại, số lượng doanh nghiệp có doanh thu tăng chỉ còn chiếm 22%, so với tỷ lệ 26% của quý trước đó.
Về lực lượng lao động, một số doanh nghiệp đang cho người lao động làm việc thay phiên hoặc nghỉ tết dài ngày. Điều này xảy ra là bất thường so với các năm trước, với lý do không có đơn hàng dự trữ.
Bên cạnh đó, khảo sát của hiệp hội cũng chỉ ra rằng, số doanh nghiệp có mức lương bình quân trên 10 triệu đồng/tháng giảm từ 80% của quý II/2022 xuống còn 65% của quý này.
Trong lĩnh vực xuất khẩu, do lạm phát tăng cao, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu chính của dệt may như Mỹ, EU (lên tới 6-7%) nên lượng tiêu thụ giảm rõ rệt, (châu Âu đã giảm tới 60%, Mỹ giảm 30-40%), tồn kho tăng lên chiếm 20% - 25% dẫn đến quý IV/2022 và quý I/2023 khách hàng hạn chế hoặc không đặt đơn hàng mới.
Cụ thể, đơn hàng cho tháng 11, 12 thiếu khoảng 35% - 50% năng lực hoặc có đơn hàng nhưng cạnh tranh gay gắt về giá, nhiều khách hàng đưa ra mức giá chỉ bằng 50% so với mức bình thường, thậm chí có khách hàng đưa ra chỉ bằng 40%. Hệ quả là nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động, giảm quy mô sản xuất từ cuối năm 2022.
Cũng theo ông Hòa, hiện có một số ngành đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Trước hết là ngành mỹ nghệ chế biến gỗ, đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng, hoạt động cầm chừng, nhất là các doanh nghiệp nội địa (gỗ dăm và viên nén tăng nhưng chủ yếu do doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp FDI). Thực tế ghi nhận cho thấy, chỉ có 10% doanh nghiệp còn 50% đơn hàng, có 50% doanh nghiệp còn 30% - 40% đơn hàng, các doanh nghiệp còn lại là không có đơn hàng. Do đó, hàng tồn kho tăng cao, thiếu dòng tiền.
Lĩnh vực bất động sản hiện rất khó khăn và có xu hướng đi vào suy thoái. Minh chứng rõ nhất là thị trường đang thu hẹp quy mô kinh doanh, dừng đầu tư, ngưng thi công các dự án mới, thị trường gần như đóng băng và có khả năng kéo dài.
Điều đáng nói là sự ngưng trệ của thị trường bất động sản đã kéo theo sự ảnh hưởng đến nhiều ngành liên quan. Đơn cử, ngành vật liệu xây dựng đang ghi nhận sụt giảm nghiêm trọng cả trên thị trường trong và ngoài nước.
Cụ thể, hiện giá thép giảm 60% do lượng cung quá lớn trong khi nhu cầu giảm, sản lượng xuất khẩu thép giảm 69,3%; nhà máy xi măng ế ẩm, xuất khẩu giảm 55%, thị trường trong nước cũng sụt giảm do đầu tư công và dự án bất động sản đóng băng, doanh nghiệp nợ lẫn nhau. Người lao động bị sa thải, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống an sinh xã hội.
Biến động trái phiếu và việc kiểm soát tín dụng chặt chẽ khiến nền kinh tế thiếu tính thanh khoản; nhà đầu tư có dấu hiệu bị suy giảm niềm tin vào một số ngân hàng nên khả năng huy động vốn sụt giảm. Chính sách điều hành và kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nhà nước mang tính giật cục. Chính sách hỗ trợ lãi vay 2% ít khả thi, khó thực hiện, vì một số doanh nghiệp lo ngại về thủ tục giấy tờ và thanh kiểm tra.
Các doanh nghiệp thành phố kiến nghị cần thực hiện để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, về chính sách, nhà nước cần hỗ trợ vốn, tín dụng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp hạ lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại, khống chế tỷ lệ "biên độ lãi ròng" (NIM) ở mức 3% cũng là giải pháp cần thiết để các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn với nền kinh tế hiện nay nhằm hạ lãi suất cho vay.
Ngoài ra, nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách gia hạn nợ vay 1 năm (2023) đối với các khoản vay trung và dài hạn.
Với thị trường trái phiếu và tài chính, các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có chính sách cho doanh nghiệp phát hành gia hạn, mua lại hay tất toán các khoản nợ với trái chủ. Theo đó, các trái phiếu có tài sản đảm bảo và có kỳ hạn 1 năm trở xuống được gia hạn 12 tháng, trái phiếu có kỳ hạn 3 năm trở lên được gia hạn 18 tháng.
Đồng thời, để giải quyết tình hình hết sức khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, nhà nước nên tiếp tục áp dụng thuế suất thuế VAT 8% cho tất cả các ngành kinh tế, thời hạn áp dụng tới hết năm 2023.
Các loại thuế khác (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt…) cũng cần được xem xét miễn, giảm để chia sẻ khó khăn doanh nghiệp và khuyến khích phát triển kinh tế trong thị trường cạnh tranh quốc tế khó khăn hiện nay.
Chính phủ cần thực hiện luật thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu sửa đổi một cách triệt để; không để tình trạng nhập nguyên thiết bị máy móc thì thuế nhập khẩu 0%-10% hoặc miễn thuế, trong khi chế tạo máy trong nước phải nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng thì có thuế nhập khẩu lên đến 15% như hiện nay.
Ngoài ra, nhà nước cần chỉ đạo quyết liệt việc giải quyết hoàn thuế đúng thời hạn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển.
Theo bà Lý Kim Chi, chủ tịch Hiệp hội Lương thực, thực phẩm TP. HCM, lãi suất tăng cao đang ăn mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, dù đây là ngành hiếm hoi vẫn duy trì được năng lực sản xuất trong những tháng đầu năm.
Cụ thể, với lãi suất vay trên 10% thì không thể nào ngành chế biến, lương thực thực phẩm kinh doanh có lãi; kết hợp với giá điện, nước, chi phí đầu vào cũng đang làm cho lợi nhuận ngành thấp.
Bà Chi nhấn mạnh khó khăn về tài chính, dòng tiền đẩy các doanh nghiệp rơi vào tình trạng đuối sức, có nguy cơ bị thâu tóm bởi các quỹ đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài, do vậy doanh nghiệp cần chính sách hỗ trợ toàn diện về lãi suất, chính sách vốn, đầu tư, vùng nguyên vật liệu... để doanh nghiệp gia tăng nội lực sản xuất.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.