Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo kết quả từ Khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm tài chính 2022, do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) thực hiện, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản dự định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ và Bangladesh.
Khảo sát được thực hiện ở cuối quý III/2022, thông qua bảng câu hỏi về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, châu Đại Dương. Trong số 4.392 doanh nghiệp trả lời hợp lệ, có 603 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam (nhiều nhất ASEAN).
Cụ thể, 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh trong vòng 2 năm tới. Trong khi, 53,6% doanh nghiệp kỳ vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2023 sẽ có cải thiện.
So với các thị trường trong khu vực thì doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam có 5 lợi thế kinh doanh. Đó là tính tăng trưởng của thị trường; quy mô thị trường; môi trường sống cho nhân viên nước ngoài; dễ dàng tuyển dụng nhân lực đáp ứng yêu cầu của công ty; và tính hình chính trị, xã hội ổn định.
Tuy nhiên, những lợi thế này khá tương đồng với Indonesia. Do vậy, trong thời gian tới, Indonesia chính là quốc gia cạnh tranh trực tiếp về thu hút đầu tư từ Nhật Bản với Việt Nam.
Trong số các doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, có 54,4% doanh nghiệp Nhật thuộc ngành chế tạo, tăng 2,7 điểm phần trăm so với 2021. Trong khi, ngành phi chế tạo là 65,9%, tăng 7,2 điểm phần trăm. Đặc biệt, ngành phi chế tạo quy mô vừa và nhỏ có mong muốn mở rộng tăng mạnh.
Cũng theo Jetro, có đến 57,8% doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng chức năng bán hàng tại Việt Nam, so với 49,1% của năm 2021. Tuy nhiên, tỷ lệ dự định mở rộng chức năng sản xuất ở Việt Nam thấp hơn Thái Lan và Indonesia.
Cuộc khảo sát này tiến hành vào quý III/2022, trước thời điểm sản xuất ảnh hưởng lạm phát toàn cầu. Do vậy, ngoài kết quả báo cáo chính thức, Jetro tại TP. HCM cũng ghi nhận một số doanh nghiệp phản hồi về những ảnh hưởng bởi xuất khẩu giảm và lạm phát.
Văn phòng Jetro tại TP. HCM dự đoán quy mô dòng vốn đầu tư có thể giảm nhưng số dự án vẫn sẽ tiếp tục tăng.
Trong số khoảng 70 văn phòng Jetro trên thế giới thì hiện có 3 nơi đứng đầu về số cuộc gọi tìm hiểu đầu tư, đó là Bangkok, TPHCM và Hà Nội. Như vậy mối quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường Việt Nam đang rất cao.
Riêng ghi nhận từ Văn phòng Jetro tại TP. HCM đã tiếp nhận các thông tin tìm hiểu đầu tư vào lĩnh vực chế tạo, chế biến ở hai lĩnh vực cơ khí và thực phẩm.
Các tỉnh phía nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đặc biệt là trái cây rất phong phú. Do vậy, gần đây nhiều doanh nghiệp Nhật Bản gọi đến Jetro tại TP. HCM tìm hiểu thông tin đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm.
Doanh nghiệp Nhật Bản cũng có xu hướng xem xét lại chuỗi cung ứng, thu mua để đối phó với tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng của tình hình chiến sự Nga-Ukraine. Biểu hiện cụ thể, rõ ràng của việc xem xét lại điểm thu mua là hình thức chuyển thu mua từ Trung Quốc hoặc từ Nhật Bản sang Việt Nam.
Hiện nay, tỉ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 37% và tỉ lệ thu mua nguyên vật liệu từ doanh nghiệp Việt Nam chỉ ở mức 15%. Theo Văn phòng Jetro tại TP. HCM, chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp Việt cung ứng chưa đáp ứng được yêu cầu linh kiện của doanh nghiệp Nhật Bản.
Do vậy trong khoảng 2 năm gần đây, mặc dù có xu hướng dịch chuyển nhà sản xuất từ Trung Quốc nhưng Việt Nam chưa tận dụng được. Trong số 60% doanh nghiệp có xu hướng mở rộng kinh doanh tại Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp chuyển một phần chức năng từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Phản hồi của các doanh nghiệp Nhật Bản cho thấy, chi phí nhân công tại Việt Nam tăng nhanh trong khi năng suất lao động chưa cải thiện như mong muốn của nhà đầu tư. Nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp sẽ hướng đến các thị trường có giá nhân công thấp hơn, như Bangladesh. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp Nhật Bản là đầu tư công nghệ tối tân hơn để giảm sự tham gia của con người và đào tạo nâng cao trình độ nhân công lao động.
Do vậy, Việt Nam muốn cải thiện năng lực cạnh tranh, thu hút thêm vốn FDI sẽ phụ thuộc vào việc giải quyết những rủi ro, thách thức trong môi trường kinh doanh, nhất là vấn đề hiệu quả trong giải quyết các thủ tục hành chính.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.