Triển vọng ngân hàng sẽ khả quan hơn nhờ cơ cấu thời hạn trả nợ?

Hoàng Ngân - 28/04/2023 13:54 (GMT+7)

(VNF) - Thông tư mới ban hành về cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ ngân hàng cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh cũng như đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023.

VNF
1

Tháo gỡ áp lực

Thông tư 02/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 24/4/2023 tới ngày 30/6/2024 cung cấp công cụ giúp các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng trong thời hạn tối đa 12 tháng và giữ nguyên nhóm nợ trong khi các khoản dự phòng có thể được khấu hao trong 2 năm.

Trong bối cảnh thị trường thiếu hụt thanh khoản và rủi ro tín dụng tăng cao, chính sách này một mặt sẽ giúp người đi vay có thêm thời gian thực hiện các nghĩa vụ nợ đối với ngân hàng khi chờ đợi nền kinh tế phục hồi. Trong khi đó, các ngân hàng có thể phần nào tháo gỡ được các áp lực đang đè nặng lên bảng cân đối kế toán và tình hình hoạt động, khi rủi ro tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong các quý sắp tới sẽ được hoãn tới quý II/2024.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán SSI, tỷ lệ nợ xấu năm 2023 trong ngành ngân hàng có thể không tăng cao như dự báo ban đầu, khi giờ đây các ngân hàng có thêm lựa chọn gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

“Điều này đặc biệt có lợi cho các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu (NPL) gần 3%, vì các tổ chức này sẽ có nhiều nguồn lực hơn để giữ nợ xấu dưới mức 3%”, SSI viết trong báo cáo phát hành hôm 25/4 vừa qua.

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2022 đã tăng 35% so với thời điểm đầu năm. Cá biệt có ngân hàng ghi nhận tỷ lệ NPL tăng từ 3% lên 17,93% trong năm 2022.

Trong khi đó, gánh nặng chi phí cho vay của các ngân hàng sẽ được giảm nhẹ ít nhất trong năm 2023 cho tới hết quý II/2024. Tuy nhiên, dự phòng bao phủ sẽ tăng cao khi các ngân hàng trích lập dự phòng cho các khoản vay được cơ cấu lại.

“Thông tư 02 sẽ có tác động tích cực lên tâm lý của nhà đầu tư đối với các ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản (BĐS)/vay tiêu dùng cao trong danh mục tín dụng”, Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định.

Theo Công ty quản lý quỹ VinaCapital, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I đã chậm lại do cầu tiêu dùng giảm tại nhiều quốc gia trên thế giới và tình trạng đình trệ của thị trường bất động sản trong nước. Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp để cải thiện tình hình tăng trưởng, nổi bật nhất là cắt giảm thuế giá trị gia tăng và hạ mặt bằng lãi suất.

Tuy nhiên, các can thiệp quyết liệt hơn trong nỗ lực giải cứu thị trường BĐS và các dự án cơ sở hạ tầng từ phía cơ quan nhà nước, theo VinaCapital, sẽ mang tới những tác động lớn hơn nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

Triển vọng nào cho ngành ngân hàng?

Ngay từ đầu năm, trước viễn cảnh nền kinh tế tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, các ngân hàng có phần thận trọng đặt ra các mục tiêu kinh doanh trong năm 2023 khi cầu tín dụng tăng thấp, chi phí tín dụng cao đi đôi với nợ xấu leo thang. Các thông tư mang tính hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường mới ban hành được dự báo sẽ có tác động tích cực lên nền kinh tế và hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng.

Trong năm 2023, nhóm ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, VietinBank và BIDV khá dè dặt khi đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong khoảng từ 10-13% trong khi nhóm ngân hàng thương mại đề ra các mục tiêu tham vọng hơn như VPBank (33%), VIB (25%).

Song song với đó, tính tới các yếu tố nhu cầu tín dụng thấp hơn, chi phí tín dụng cao hơn và nợ xấu gia tăng, nhiều ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 thấp hơn năm trước. Trong đó nhóm ngân hàng quốc doanh đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong khoảng 10-15% dù năm trước đó ghi nhận mức tăng lên tới 40%.

Còn đối với nhóm ngân hàng thương mại, dù nhiều ngân hàng hạ mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023, vẫn có những ngân hàng lạc quan vào triển vọng tăng trưởng kinh tế như VPBank, khi đặt mục tiêu lợi nhuận tăng tới 13% so với năm 2022, tương ứng đạt 24.000 tỷ đồng.

Kế hoạch này ngay từ đầu được giới chuyên môn đánh giá là khá tham vọng trong bối cảnh cầu tín dụng còn yếu và tỷ trọng tín dụng nhóm BĐS và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của ngân hàng ở mức cao.

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ Thông tư 02 nói trên, và Thông tư 03, tập trung tháo gỡ khó khăn của thị trường TPDN ban hành cùng thời điểm, VPBank, cũng như các ngân hàng khác, sẽ có cơ hội cải thiện hoạt động cho vay cũng như hoàn thành các mục tiêu kinh doanh trong năm 2023.

Thông tư 03 khi được áp dụng, theo phân tích của VNDirect, sẽ cho phép các ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng cho vay qua việc mua TPDN, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng còn yếu (~2% tại cuối quý I) và thanh khoản tại ngân hàng đang dư thừa. Ngoài ra, chính sách này cũng sẽ giúp tăng cầu trái phiếu và có lợi cho các ngân hàng hoạt động mạnh trên thị trường TPDN như Techcombank, MBBank, VPBank.

Đối với trường hợp của VPBank, VNDirect cho biết những chính sách hỗ trợ gần đây và việc phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho SMBC (kỳ vọng hoàn thành quý II đến quý III trong năm nay) sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Lãi lớn từ công ty liên kết, HHS hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong quý I

Lãi lớn từ công ty liên kết, HHS hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HoSE: HHS) báo lãi sau thuế tới 150 tỷ đồng trong quý I/2024, bằng 50% kế hoạch năm.

EverLand: Doanh thu quý I giảm 50% so với cùng kỳ

EverLand: Doanh thu quý I giảm 50% so với cùng kỳ

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn EverLand (HoSE: EVG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu thuần trong khi lợi nhuận có sự tăng trưởng đáng kể.

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Minh An bị khởi tố để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng".

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.