Trồng lúa chưa cần bán thóc, nông dân vẫn được trả gần 1.000 tỷ
Giang Hà -
Thứ tư, 25/09/2024 09:45 (GMT+7)
(VNF) - Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi phê duyệt tổng kinh phí 33,3 triệu USD và có thể tăng lên đến 40 triệu USD, để hỗ trợ Đề án “Phát triển 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.
Bộ NN-PTNT vừa thống nhất cách thức chuẩn bị triển khai thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính từ Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) hỗ trợ Đề án “Phát triển 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.
Trước đó, Ban quản lý Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) đã gửi thư quyết định xác nhận đề xuất (PIN) của Việt Nam để hỗ trợ thực hiện đề án 1 triệu ha lúa.
Theo đó, Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) phê duyệt tổng kinh phí 33,3 triệu USD, số tiền này có thể tăng lên đến 40 triệu USD (tương đương khoảng 826 - 992 tỷ đồng), được chi trả dựa trên kết quả và theo hai giai đoạn của đề án.
Cam kết tài trợ khoản kinh phí của Quỹ TCAF sẽ có hiệu lực trong 12 tháng và cuối giai đoạn này, WB dự kiến phê duyệt tài trợ bằng việc ký Thoả thuận chi trả giảm phát thải (ERPA).
Cụ thể, giai đoạn 1 sẽ chi trả 15 triệu USD (có thể tăng lên đến 18 triệu USD). Thời gian đàm phán về ERPA với Quỹ TCAF dự kiến vào tháng 5/2025.
Giai đoạn 2, số tiền chi trả là 18,3 triệu USD, có thể tăng lên đến 22 triệu USD.
Bên cạnh đó, Quỹ TCAF sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trị giá 2 triệu USD (do WB trực tiếp quản lý) để thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực giúp thực hiện Điều 6 Thỏa thuận Paris, hệ thống MRV và các đề nghị khác.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, sau khi triển khai thí điểm 7 mô hình ở 5 tỉnh thành khu vực ĐBSCL, ngay mùa đầu tiên đã cho kết quả rất khả quan.
Cụ thể, ở các mô hình thí điểm chi phí vật tư giảm, giá lúa tăng và thu nhập của người nông dân tăng lên. Sản lượng lúa sản xuất theo hướng chất lượng cao và phát thải thấp ở các mô hình đều được doanh nghiệp đăng ký thu mua với giá cao hơn giá lúa ngoài thị trường. Các mô hình thí điểm trên diện tích khoảng 300ha ở các vùng khác nhau, nay đã thu hoạch xong và tiếp tục sản xuất vụ Đông Xuân. Đến vụ Hè Thu của năm sau, Bộ NN-PTNT có thể ban hành hệ số giảm phát thải trên cây lúa.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, thời điểm này, Bộ NN-PTNT chưa đặt vấn đề bán tín chỉ carbon lúa. Tuy nhiên, khoản hỗ trợ chi trả tín chỉ carbon của Quỹ TCAF rất có ý nghĩa với người nông dân.
Đại diện Ngân hàng Thế giới cũng cam kết, sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong chương trình thực hiện 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Trên cơ sở hợp tác, WB hi vọng sẽ triển khai thành công đề án, góp phần giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ.
Đến nay, 12 tỉnh ĐBSCL đã có kế hoạch sản xuất theo đề án 1 triệu ha lúa. Diện tích sản xuất đạt tín chỉ carbon sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới. Bởi, từ các mô hình thí điểm với quy trình sản xuất chuẩn, đạt kết quả tốt sẽ mở rộng ra các tỉnh. Đến 2025, diện tích lúa giảm phát thải sẽ tăng lên 200.000 ha. Việc bán tín chỉ carbon lúa, khi được phép Bộ NN-PTNT sẽ đề xuất với Chính phủ bán cho Quỹ TCAF đầu tiên vì là đơn vị đồng hành cùng đề án này.
(VNF) - Nước ta có khoảng 14,7 triệu hecta rừng, mỗi năm hấp thụ trung bình gần 70 triệu tấn carbon. Bên cạnh rừng, ngành nông nghiệp có nhiều tiềm năng, có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, đặc biệt là trong canh tác lúa, cây ăn quả, thậm chí từ canh tác rong biển.
(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, nếu doanh nghiệp hiểu được lợi ích của tín chỉ carbon sẽ tìm được cách huy động nguồn tài chính toàn cầu, biến các khoản đầu tư về chuyển đổi xanh, đầu tư giảm phát thải thành lợi nhuận thay vì chi phí của doanh nghiệp.
(VNF) - Theo các chuyên gia, TP. HCM có tiềm năng và lợi thế lớn cho việc phát triển thị trường tín chỉ carbon. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn lại chưa có nhiều động lực tham gia thị trường, nguyên nhân đến từ việc thiếu khung pháp lý, thiếu quy định cụ thể.
(VNF) - Có tiềm năng, hợp với xu thế chuyển đổi năng lượng bền vững, ước tính thị trường cần nhu cầu vốn khoảng 400 – 500 tỷ USD cho đến năm 2050... phát triển điện gió ngoài khơi là một cơ hội lớn của Việt Nam. Tuy vậy, điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có nguy cơ hụt “mất” hàng chục tỷ USD, bởi chưa có hành lang pháp lý cho loại hình năng lượng sạch này.
(VNF) - Tổ chức JETP bao gồm nhóm các đối tác quốc tế bao gồm các nước G7, các ngân hàng quốc tế và các tổ chức cho vay tư nhân cam kết giải ngân 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng xanh.
(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.
(VNF) - Nhận định Hydro xanh có tiềm năng thay đổi cục diện ngành năng lượng, TS Majo George - ĐH RMIT cho rằng, đến lúc Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ hydro xanh.