Điện gió ngoài khơi:

Trước cơ hội lớn, Việt Nam nguy cơ 'mất' hàng chục tỷ USD đầu tư

Xuân Thạch - Thứ năm, 23/05/2024 13:30 (GMT+7)

(VNF) - Có tiềm năng, hợp với xu thế chuyển đổi năng lượng bền vững, ước tính thị trường cần nhu cầu vốn khoảng 400 – 500 tỷ USD cho đến năm 2050... phát triển điện gió ngoài khơi là một cơ hội lớn của Việt Nam. Tuy vậy, điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có nguy cơ hụt “mất” hàng chục tỷ USD, bởi chưa có hành lang pháp lý cho loại hình năng lượng sạch này.

Rào cản lớn, nguy cơ “mất” hàng chục tỷ USD

Trao đổi tại 1 diễn đàn về năng lượng bền vững mới đây, ông Stuart Livesey - Đồng Chủ tịch Tiểu ban Phát triển xanh, Eurocham Việt Nam cho rằng, cơ hội năng lượng sạch, năng lượng tái tạo tại Việt Nam, đặc biệt là điện gió ngoài khơi là rất lớn, nó gắn liền với mục tiêu của chính phủ sẽ hướng tới Net Zero vào năm 2050 như đã cam kết tại COP26.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay các nhà đầu tư lớn trên thế giới đang khó khăn trong việc đầu tư vào Việt Nam. Ví dụ, gần đây Ørsted - Tập đoàn phát triển điện gió lớn nhất thế giới thông báo sẽ dừng đầu tư vào Việt Nam, mà cụ thể sẽ không hợp tác với Tập đoàn T&T để đầu tư các dự án với giá trị lên tới 30 tỷ USD mà hai bên đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác từ cuối năm 2021.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Stuart Livesey cho biết, có 4 rào cản lớn khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài e ngại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, mặc dù đây là thị trường tiềm năng.

Thứ nhất, lưới điện là thách thức lớn các nhà đầu tư phải đối mặt khi Việt Nam là đất nước trải dài, công suất năng lượng tái tạo tại Việt Nam không đều, nhiều khi ít quá, có lúc lại thừa, thiếu tính kết nối giữa các mạng lưới điện. Thứ hai, đến từ thị trường, khi ở Việt Nam thị trường năng lượng điện là tập trung, rất khó cho các dự án đầu tư nước ngoài đòi hỏi một thị trường năng lượng có độ mở cao hơn.

Thứ ba, đó là thách thức về việc "hạn chế" năng lượng tái tạo, các nhà đầu tư có công nghệ, có kinh nghiệm, có nguồn lực tài chính đã đầu tư, nhưng phải đối mặt với rủi ro có thể bị "cắt" bất cứ lúc nào.

Và cuối cùng, chính sách có lẽ là rào cản lớn nhất liên quan đến việc triển khai và mua điện từ các dự án điện gió ngoài khơi. Sự không rõ ràng, chưa có cơ chế về việc bù trừ điện năng giữa các mùa cao điểm và thấp điểm, cũng như chính sách về việc dự trữ năng lượng.

“Việc các nhà đầu tư e ngại và rút khỏi các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam là do các chính sách chủ chốt liên quan đến triển khai và mua điện từ các dự án điện gió ngoài khơi vẫn chưa rõ ràng”, ông Stuart Livesey nói thêm.

Ông Stuart Livesey, đồng chủ tịch Tiểu ban Phát triển xanh, Eurocham Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng điện gió và điện mặt trời rất lớn. Số liệu từ tổng sơ đồ điện trong Quy hoạch điện VIII cho thấy, điện gió của Việt Nam có tổng tiềm năng kỹ thuật hơn 820.000 MW; điện mặt trời, tiềm năng của Việt Nam khoảng 963.000 MW. Trong khi đó, số liệu của Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC), Việt Nam có khoảng 600 GWh điện gió chưa khai thác. Vì vậy, đây là tiềm năng hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Cơ hội và giải pháp nào cho Việt Nam?

Theo EuroCham, quy hoạch phát triển điện lực VIII đặt mục tiêu phát triển điện gió ngoài khơi đạt 6GW vào năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng vì ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và các cơ chế pháp lý liên quan cần thiết để hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi vẫn chưa được hoàn thiện.

Khi được hỏi về cơ hội nào cho điện gió ngoài khơi của Việt Nam, Ông Stuart Livesey, đồng chủ tịch Tiểu ban Phát triển xanh, Eurocham Việt Nam cho biết, mặc dù còn nhiều rào cản nhưng cơ hội là rất lớn với Việt Nam. Ông Stuart Livesey nêu 4 điều doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng sự chuyển dịch năng lượng này để phát triển.

Điều thứ nhất, để một doanh nghiệp phát triển ổn định, cẩn có nguồn năng lượng ổn định, một quốc gia muốn phát triển bền vững, cần có bảo đảm an ninh năng lượng, đây là cơ hội để các doanh nghiệp năng lượng phát triển điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong nước. Thứ hai, sự vận động của thị trường năng lượng, sự hỗ trợ chia sẻ của các doanh nghiệp, của các chính phủ với nhau về vấn đề phát triển nguồn năng lượng bền vững theo xu thế của thế giới, việc này là cần thiết và bắt buộc.

Thứ ba, cơ hội để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước trong việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo hiệu quả, đặc biệt với dự án điện gió ngoài khơi quy mô đầu tư lớn, hàng tỷ USD, công nghệ phức tạp, cần có sự hỗ trợ, hợp tác với các quốc gia, đối tác giàu kinh nghiệm.

Và cuối cùng, nâng cao tính cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Hiện nay, các cơ chế, chính sách để thu hút, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, cụ thể hơn là điện gió ngoài khơi, chưa rõ ràng. Thực tế đã có nhà đầu tư rời khỏi Việt Nam vì thấy cơ chế chưa đủ hỗ trợ, nên họ chuyển sang thị trường khác.

“Rất nhiều nơi, ví dụ như EU các phát thải khí carbon của hàng hoá xuất vào thị trường này đều được đo đạc, ghi lại nguồn gốc. Và nếu Việt Nam không thể cung cấp hoặc đáp ứng các nhu cầu về năng lượng tái tạo thì các nhà đầu tư họ phải tìm đến một thị trường khác, rất có thể sẽ gần Việt Nam”, ông Stuart Livesey chia sẻ thêm.

Đề cập đến giải pháp, Ông Stuart Livesey lấy một ví dụ thực tế về việc phát triển điện gió tại Đài Loan, năm 2020 Đài Loan mới bắt đầu nghiên cứu, chính phủ tài trợ cho một dự án nhỏ, từ giai đoạn 1 thử nghiệm, họ có 1 giá mua điện của nhà nước cố định, khá giống cách phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Sang giai đoạn 2, họ chia làm 2 giai đoạn, các nhà phát triển nếu hoàn thành trước 2024 thì sẽ là một mức giá, còn nếu hoàn thành 2026, vẫn sẽ mua lại nhưng giá sẽ khác, để thúc đẩy các nhà đầu tư triển khai. Giá điện mua theo giai đoạn tạo áp lực lên các nhà đầu tư, khiến các nhà đầu tư bảo đảm dự án và cung cấp nguồn năng lượng đạt chuẩn.

Giai đoạn 1 và 2 là học hỏi, thử nghiệm, có sự hỗ trợ của chính phủ. Hiện nay, Đài Loan đang ở giữa giai đoạn số 3 là giai đoạn đấu giá. Đây là chính là giai đoạn cạnh tranh của thị trường và nhà nước nào cũng mong muốn đến thời điểm này. Do đó, để đi đến kết qủa này, các giai đoạn trước cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước.

“Việt Nam hoàn toàn có thể bỏ qua giai đoạn 1, bước ngay vào giai đoạn 2 vì hiện tại đã có nhiều công nghệ hỗ trợ và chuỗi cung cứng tại Việt Nam về điện gió đang rất tốt. Có thể học hỏi từ những điều mà chính phủ và doanh nghiệp Đài Loan chưa làm tốt, rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình”, ông Stuart Livesey nhấn mạnh.

Với thực trạng còn trống chính sách như hiện nay, TS. Dư Văn Toán, Viện khoa học môi trường, Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý, chúng ta cần xây dựng khung pháp lý cho năng lượng tái tạo và điện gió ngoài khơi; Quy hoạch không gian biển dài hạn, gắn với các ngành kinh tế khác; Quy định kỹ thuật, chính sách quản lý rác thải, tái chế, thu gom từ năng lượng tái tạo (tấm pin mặt trời, tuabin gió, tuabin song…).

Về phía nhà đầu tư, ông Stuart Livesey lưu ý thêm, một dự án điện gió ngoài khơi từ giai đoạn cấp phép khảo sát đến giai đoạn vận hành thương mại thường kéo dài tối thiểu 6 năm. Do vậy, để đạt được mục tiêu của Quy hoạch Điện VIII, cần sớm ban hành cơ chế thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi trong năm 2024, song song với việc từng bước hoàn thiện các chính sách và quy định liên quan.

Tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới dừng kế hoạch điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

Tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới dừng kế hoạch điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

Tiêu điểm  - 7h
(VNF) - Sau hơn 1 năm triển khai, Orsted - Tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới đã quyết định dừng toàn bộ kế hoạch đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

(VNF) - Tổ chức JETP bao gồm nhóm các đối tác quốc tế bao gồm các nước G7, các ngân hàng quốc tế và các tổ chức cho vay tư nhân cam kết giải ngân 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Quy hoạch điện VIII: Tìm nguồn vốn lớn cho năng lượng xanh và bền vững

Quy hoạch điện VIII: Tìm nguồn vốn lớn cho năng lượng xanh và bền vững

(VNF) - Góp ý về Quy hoạch điện VIII, nhiều đại diện các tổ chức quốc tế đề nghị, Việt Nam sớm phê duyệt quy hoạch để thu hút đầu tư vào sản xuất điện theo xu thế chuyển đổi hướng tới năng lượng xanh và bền vững

Bình Định muốn dự án điện ngoài khơi 4,6 tỷ USD của Tập đoàn PNE vào quy hoạch điện 8

Bình Định muốn dự án điện ngoài khơi 4,6 tỷ USD của Tập đoàn PNE vào quy hoạch điện 8

(VNF) - UBND tỉnh Bình Định đề nghị trung ương quan tâm, đưa dự án điện ngoài khơi của Tập đoàn PNE vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (quy hoạch điện 8) và cho phép dự án được triển khai tại tỉnh Bình Định.

Ý kiến ( )
Mù mờ thông tin, doanh nghiệp Việt khó vượt qua tiêu chuẩn carbon từ EU

Mù mờ thông tin, doanh nghiệp Việt khó vượt qua tiêu chuẩn carbon từ EU

(VNF) - Trong nỗ lực để thực hiện mục tiêu trở thành lục địa đầu tiên trên thế giới trung hòa về carbon, EU đã ban hành cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Cơ chế này đã và đang tạo ra những tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp xuất khẩu trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Biến rác thành kho báu: Khai thác vàng từ rác thải điện tử

Biến rác thành kho báu: Khai thác vàng từ rác thải điện tử

(VNF) - Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 50 triệu tấn rác thải điện tử nhưng chỉ có khoảng 20% được tái chế, phần còn lại được đưa đến bãi rác hoặc lò đốt, cả hai cách này đều góp phần gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra cách để biến rác thải điện tử thành vàng.

Hydrogen xanh tại Việt Nam: Cơ hội tỷ USD đi cùng thách thức

Hydrogen xanh tại Việt Nam: Cơ hội tỷ USD đi cùng thách thức

(VNF) - Theo chuyên gia, việc sản xuất hydro tái tạo quy mô lớn ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều dự án bế tắc do chưa có hướng dẫn chi tiết sau khi Chính phủ đã ban hành chiến lược hydro quốc gia.

 Đề xuất miễn thuế TNCN chuyển nhượng trái phiếu xanh, tín chỉ carbon lần đầu

Đề xuất miễn thuế TNCN chuyển nhượng trái phiếu xanh, tín chỉ carbon lần đầu

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành của cá nhân, doanh nghiệp.

Hydro xanh: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sạch và bền vững

Hydro xanh: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sạch và bền vững

(VNF) - Nhận định Hydro xanh có tiềm năng thay đổi cục diện ngành năng lượng, TS Majo George - ĐH RMIT cho rằng, đến lúc Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ hydro xanh.

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

(VNF) - Tổ chức JETP bao gồm nhóm các đối tác quốc tế bao gồm các nước G7, các ngân hàng quốc tế và các tổ chức cho vay tư nhân cam kết giải ngân 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng xanh.