Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Ngày 10/4, Hội đồng phụ trách chương trình ví tiền điện tử do Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đứng đầu chính thức thông qua kế hoạch phát 14 tỷ USD, tương đương 2,9% GDP Thái Lan, cho 50 triệu người dân. Trước đó, chương trình này đã bị trì hoãn trong nhiều tháng do những bất đồng của các bên liên quan.
Theo kế hoạch, 50 triệu công dân Thái Lan sẽ bắt đầu nhận được 10.000 baht/người (hơn 270 USD) trong 6 tháng kể từ quý IV/2024.
Điều kiện để những công dân này nhận được tiền là từ 16 tuổi trở lên, có thu nhập ít hơn 70.000 baht/tháng (1.907 USD/tháng) và có ít hơn 500.000 baht (13.626 USD) trong tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, người dân Thái Lan sẽ nhận tiền qua ví điện tử và số tiền này sẽ chỉ được chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ trong một khung thời gian cụ thể và tại một khu vực được chỉ định.
Cụ thể hơn, số tiền này chỉ được dùng để mua thực phẩm và hàng tiêu dùng mà không được mua hàng trên mạng, thuốc lá, rượu hay các hàng hóa có giá trị cao như kim cương, vàng hay đá quý. Đồng thời, người dân cũng không được sử dụng số tiền này để trả nợ hoặc thanh toán hóa đơn điện, nước, nhiên liệu, khí đốt hay học phí.
327,7 tỷ baht (khoảng 8,9 tỷ USD) trong kế hoạch được lấy từ ngân sách cho năm tài khóa 2024 - 2025 trong khi 172,3 tỷ baht (4,69 tỷ USD) còn lại sẽ được trích từ ngân sách của Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông thôn.
Theo Bộ Tài chính, kế hoạch phát tiền cho người dân sẽ mang lại hiệu ứng gấp 4 lần số tiền phân phát, giúp GDP Thái Lan tăng khoảng 1,2 - 1,8 điểm phần trăm và mức tăng trưởng kinh tế của nước này tăng lên gần 5% vào năm 2025.
Thủ tướng Srettha Thavisin nhận định, kế hoạch này chính là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế nội địa khi quốc gia này đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức như bất ổn địa chính trị, lãi suất cao và phục hồi kinh tế không đồng đều.
Song song với đó, Thủ tướng Thái Lan cũng khẳng định việc bơm tiền cho dân là “cực kỳ cần thiết để đưa nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á thoát khỏi một thập kỷ tăng trưởng dưới 2%”.
Câu chuyện phát tiền cho dân không chỉ diễn ra ở Thái Lan. Trước đó, nhiều quốc gia Đông Nam Á khác cũng đã thực hiện chính sách này, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 đã gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực lên đời sống người dân.
Tháng 2/2024, chính phủ Singapore thông báo mỗi hộ gia đình tại đây sẽ được cung cấp phiếu mua sắm trị giá 600 đô la Singapore (tương đương 445 USD). Số tiền này sẽ được phân bổ thành hai đợt, một đợt vào tháng 6/2024 và một đợt vào tháng 1/2025.
Động thái kể trên của chính phủ Singapore diễn ra trong bối cảnh tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao tại quốc đảo này khiến công chúng kêu gọi các biện pháp hỗ trợ tài chính từ phía nhà điều hành. Theo số liệu mới nhất của Cục Thống kê Singapore, giá cả tại các khu ẩm thực đã tăng 15% trong giai đoạn 2019 – 2023.
Malaysia cũng đang mở rộng chương trình hỗ trợ tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp với quy mô lên tới 10 tỷ ringgit (tương đương 2,1 tỷ USD) trong năm 2024.
Philippines cam kết sẽ cấp 5.000 peso/tháng (tương đương 89 USD/tháng) cho các hộ gia đình có thu nhập từ 23.000 peso (405 USD) trở xuống. Còn tại Indonesia, chính quyền của Tổng thống Joko Widodo công bố khoản hỗ trợ tiền mặt 200.000 rupiah/tháng (13 USD/tháng) cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của các chương trình phát tiền miễn phí cho người dân. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hợp quốc, các chương trình phát tiền cho người dân có thể mang lại hiệu ứng cấp số nhân cho nền kinh tế của quốc gia đó. Mỗi USD được hỗ trợ cho người dân chi tiêu thay vì tiết kiệm có thể mang lại những giá trị vượt trội cho nền kinh tế.
Thực tế đã chứng minh nhiều chương trình hỗ trợ tiền mặt cho người dân chi tiêu mang lại lợi ích đáng kể, trong đó phải kể đến Bolsa Familia – chương trình chống đói nghèo, hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người dân của Brazil. Một ví dụ đáng chú ý khác là chương trình GiveDirectly tại vùng nông thôn phía Tây Kenya, Mỹ. Chương trình này đã cung cấp 1.000 USD cho 10.500 hộ nghèo tại đây và kết quả nhận lại được là cứ mỗi 1 USD đến tay người dân tạo ra 2,5 USD cho nền kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với các chương trình “bỏ tiền trực tiếp vào túi người dân”. Ngay sau khi Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin công bố kế hoạch phát tiền miễn phí cho người dân, nhiều chuyên gia kinh tế tại quốc gia này đã lên tiếng phản đối và cho rằng “những gì mà chính quyền ông Srettha Thavisin vẽ ra chỉ là ảo tưởng, những thứ nhận lại sẽ đi kèm với sự đánh đổi”.
“Không có tiền mọc trên cây hay tiền từ trên trời rơi xuống. Sau khi chi tiêu hết số tiền miễn phí, người dân sẽ phải trả giá, dưới hình thức thuế cao hơn hoặc chi phí sinh hoạt cao hơn do lạm phát. Cuối cùng thì người dân lại sẽ là những người phải gánh chịu hậu quả”, trích tuyên bố của các nhà kinh tế học Thái Lan.
Một trong những người phản đối, ông Anusorn Tamajai, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thương mại quốc tế, đầu tư và kinh tế số của Đại học Phòng Thương mại Thái Lan (UTCC), lý giải: “Giả sử lưu thông tiền tệ tăng từ 1 – 3 lần thì sẽ có nhiều nhất 1,6 nghìn tỷ baht (43,6 tỷ USD) lưu hành trong nền kinh tế từ kế hoạch này. Nó có thể giúp GDP tăng trưởng thêm 1,14% – 3% so với kịch bản cơ sở hiện nay. Thế nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu số tiền phân phát không được sử dụng hiệu quả? Rõ ràng là khi đó ngân hàng trung ương sẽ còn tăng lãi suất thêm nữa”.
Thay vì phát tiền cho người dân, theo chuyên gia này, chính phủ Thái Lan nên tìm cách tạo ra việc làm hoặc đầu tư vào hệ thống quản lý thủy lợi để giúp nông dân ứng phó khi tác động của hiện tượng thời tiết El Nino được dự báo sẽ đạt đỉnh vào năm nay.
Giáo sư Wannaphong Durongkaveroj cũng thẳng thắn chỉ trích: “Sẽ là không khôn ngoan nếu tập trung vào tăng trưởng kinh tế thông qua chi tiêu tiêu dùng. Nên nhớ nó không phải là liều thuốc tiên để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội phức tạp”.
Ông Nicholas Mapa, nhà kinh tế cao cấp của Ngân hàng ING, cho rằng những chính sách trợ cấp trên có thể giúp một bộ phận người dân thoát khỏi các khó khăn tài chính hậu đại dịch Covid-19 nhưng “có vẻ như các nhà lãnh đạo đang mạo hiểm và cái giá phải trả là gây ra căng thẳng tài khóa”, nguy hiểm hơn là chương trình trợ cấp này gây rủi ro cho tín nhiệm nợ của Thái Lan.
Nhà kinh tế của Bloomberg Economics, ông Tamara Mast Henderson, bình luận chương trình trợ cấp tiền mặt cho người dân của Thái Lan gây lo ngại vì nó được tài trợ hoàn toàn bằng nợ. “Điều này chỉ làm đẹp chỉ số tăng trưởng trong ngắn hạn chứ không tạo ra lợi ích lâu dài về mặt sản xuất hoặc cơ cấu cho nền kinh tế”, ông nhận định.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.