Kinh tế số và kinh tế xanh

Chử Đức Hoàng* - 01/05/2024 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Kinh tế số và kinh tế xanh là xu hướng tất yếu, là con đường để Việt Nam đột phá, hướng tới phát triển bền vững. Kinh tế số và kinh tế xanh sẽ giúp Việt Nam sớm trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào 2045. Muốn thế, Việt Nam cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia để hiện thực hóa tầm nhìn.

Đổi mới công nghệ là quá trình ứng dụng các ý tưởng, phương pháp, quy trình công nghệ mới hoặc cải tiến vào thực tiễn sản xuất và đời sống, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tạo ra giá trị mới. Tại Việt Nam, đổi mới công nghệ chủ yếu tập trung vào việc ứng dụng, cải tiến các công nghệ sẵn có, chưa chú trọng nghiên cứu phát triển công nghệ nguồn, công nghệ mới. Để đổi mới công nghệ đóng là chìa khóa cho quá trình chuyển đổi số và xây dựng nền kinh tế xanh tại Việt Nam, các chính sách, giải pháp hỗ trợ về đầu tư, kết nối, pháp lý và phát triển nguồn nhân lực sẽ cần được ưu tiên và chú trọng triển khai thực hiện.

Những thách thức

Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế số và kinh tế xanh, như: hạ tầng 5G còn hạn chế; nguồn nhân lực công nghệ mới chỉ có khoảng 500.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong khi nhu cầu cần tới 1 triệu vào năm 2025; gần 77% lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo chưa qua đào tạo hoặc chỉ được đào tạo sơ cấp.

Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực công nghệ hạn chế: hơn 97% doanh nghiệp là nhỏ và siêu nhỏ, chỉ khoảng 5% doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; khoảng 70% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình. Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho công nghệ xanh, công nghệ số do thị trường vốn cho các dự án công nghệ xanh như trái phiếu xanh, chứng khoán xanh mới ở giai đoạn sơ khai.

Đổi mới công nghệ là nền tảng cho kinh tế số và kinh tế xanh

Kết nối và chia sẻ dữ liệu còn hạn chế: gần 80% dữ liệu nằm rải rác ở các bộ, ngành; chỉ có khoảng 30% đơn vị hành chính công cung cấp dữ liệu mở. Rủi ro an ninh mạng gia tăng, nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược ứng phó.

Trong khi đó, khoảng cách kinh tế số, kinh tế xanh giữa các địa phương còn xa, với các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng chiếm 70% doanh nghiệp công nghệ số và các dự án năng lượng sạch, sản xuất sạch tập trung chủ yếu ở miền Nam và miền Trung.

Chuyển động từ thực tế

Việt Nam đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9% - 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất.

Trong quá trình đó, các công nghệ năng lượng xanh như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối được ứng dụng rộng rãi. Sử dụng công nghệ sinh học, vật liệu sinh học, tái chế để sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; ứng dụng công nghệ số trong theo dõi, kiểm soát, xử lý chất thải, nước thải, khí thải; ứng dụng tự động hóa, robot, điều khiển số trong sản xuất để tăng năng suất, giảm lãng phí.

Thực tế cho thấy, việc VinFast phát triển thành công nhà máy sản xuất ô tô điện sử dụng công nghệ tự động hóa, robot, mô phỏng kỹ thuật số hay Vinamilk ứng dụng công nghệ IoT, Big Data trong giám sát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, hoặc FPT triển khai giải pháp chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây cho các khách hàng đã giúp cho các tập đoàn, doanh nghiệp này gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, ra quyết định nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, giảm lượng phát thải, chất thải, mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp.

Từ thực tế đó có thể khẳng định đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế số và kinh tế xanh thông qua thúc đẩy ứng dụng công nghệ sạch, năng lượng tái tạo; phát triển các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng trong sản xuất.

Chìa khoá thúc đẩy sự phát triển

Như vậy, đổi mới công nghệ là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số và kinh tế xanh.

Để thực hiện được việc đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần chú trọng tăng cường đầu tư, hỗ trợ công nghệ thông qua tăng đầu tư cho nghiên cứu - phát triển công nghệ mới; ưu đãi về vốn, thuế cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ; thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ;

Đồng thời, tăng cường kết nối, liên kết thông qua thúc đẩy liên kết giữa viện - trường - doanh nghiệp; xây dựng các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu;

Chú trọng, tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách thông qua hoàn thiện khung pháp lý, chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho đổi mới công nghệ; xây dựng hệ thống quản lý, chia sẻ dữ liệu quốc gia; tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ và an ninh mạng;

Ưu tiên nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đào tạo, nâng cao kỹ năng số, kỹ năng sáng tạo, làm chủ công nghệ mới; xây dựng các trung tâm đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ số, công nghệ xanh và hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.

Kinh tế số và kinh tế xanh là xu hướng tất yếu và con đường để Việt Nam đột phá, hướng tới phát triển bền vững. Kinh tế số và kinh tế xanh sẽ giúp Việt Nam sớm trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào 2045.

Việt Nam cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia để hiện thực hóa tầm nhìn; cần có chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, kinh tế xanh với mục tiêu, lộ trình và giải pháp cụ thể, đồng bộ. Doanh nghiệp cần đổi mới tư duy, đầu tư công nghệ, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trường đại học, viện nghiên cứu cần đổi mới đào tạo, liên kết với doanh nghiệp, ươm mầm ý tưởng sáng tạo.

                                                          *Chánh văn phòng Quỹ đổi mới Công nghệ Quốc gia

Theo Chánh văn phòng Quỹ đổi mới Công nghệ Quốc gia
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
50 tuổi chưa có kế hoạch về hưu: 10 năm nữa cuộc sống sẽ ra sao?

50 tuổi chưa có kế hoạch về hưu: 10 năm nữa cuộc sống sẽ ra sao?

(VNF) - Bước sang tuổi 50, tài sản cũng đã tích luỹ kha khá, vẫn còn trách nhiệm tài chính với con cái, không tham gia BHXH, nhiều người vẫn chưa nghĩ đến chuyện mình sẽ nghỉ hưu như thế nào, dù cho thời điểm đó cũng đang đến rất gần

Bê bối thực phẩm chức năng Kobayashi: Điều tra 76 ca tử vong liên quan

Bê bối thực phẩm chức năng Kobayashi: Điều tra 76 ca tử vong liên quan

(VNF) - Nhà sản xuất thực phẩm chức năng Nhật Bản Kobayashi Pharmaceutical cho biết công ty đang điều tra thêm 76 ca tử vong có thể liên quan đến viên thuốc có chứa men gạo đỏ, có tác dụng hạ cholesterol. Trước đó, đã có 5 ca tử vong liên quan tới loại thực phẩm chức năng này.

Trung Quốc livestream bán hàng sát biên giới, mỗi ngày 5 triệu đơn hàng về Việt Nam

Trung Quốc livestream bán hàng sát biên giới, mỗi ngày 5 triệu đơn hàng về Việt Nam

(VNF) - Sự bùng nổ của hoạt động livestream bán hàng không chỉ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn thúc đẩy việc giao thương xuyên biên giới, đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bị đánh sập hệ thống, Chủ tịch VNDIRECT tự tin 'ADN công nghệ nằm trong chúng tôi rất sâu'

Bị đánh sập hệ thống, Chủ tịch VNDIRECT tự tin 'ADN công nghệ nằm trong chúng tôi rất sâu"

(VNF) - Sau sự cố hacker vào tháng 4/2024, "gã khổng lồ" ngành chứng khoán VNDIRECT đang nỗ lực tái thiết hệ thống an toàn thông tin và cải thiện trải nghiệm người dùng (UI/UX).

Trung Quốc đáp trả lời đe dọa 'chiến tranh thương mại' của ông Trump

Trung Quốc đáp trả lời đe dọa 'chiến tranh thương mại' của ông Trump

(VNF) - Quan chức Trung Quốc khẳng định rằng Mỹ sẽ không giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại song phương sau khi cựu tổng thống cũng là ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump tỏ thái độ cứng rắn với Bắc Kinh trong cuộc tranh luận với Tổng thống Joe Biden.

Đồng Nai quy hoạch thêm 880ha đất làm sân golf

Đồng Nai quy hoạch thêm 880ha đất làm sân golf

(VNF) - Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến có thêm hơn 880ha đất sân golf. Nếu tính cả các sân golf hiện hữu, quỹ đất này có gần 1.600ha.

Đến 2030, có 70% dân số Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến

Đến 2030, có 70% dân số Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến

(VNF) - Đây là mục tiêu đầy được đặt ra trong dự thảo Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 – 2030 đang được lấy ý kiến người dân.

Haxaco Group bán ô tô Trung Quốc MG thu lãi gần 30 tỷ đồng

Haxaco Group bán ô tô Trung Quốc MG thu lãi gần 30 tỷ đồng

(VNF) - Ông Đỗ Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT Haxaco Group cho biết ước tính kết quả kinh doanh quý II/2024 của công ty ghi nhận lợi nhuận khoảng 30 tỷ đồng. Trong đó có đến 90% lợi nhuận đóng góp từ phân phối ô tô MG.

 Amazon, Alibaba... đến Việt Nam lập trung tâm dữ liệu: Săn tìm quỹ đất lớn, nguồn điện tốt

Amazon, Alibaba... đến Việt Nam lập trung tâm dữ liệu: Săn tìm quỹ đất lớn, nguồn điện tốt

(VNF) - Các trung tâm dữ liệu ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với giá trị thị trường dự báo sẽ tăng lên 1,04 tỷ USD vào năm 2028, từ mức 561 triệu USD vào năm 2022.

Từ 1/7: Kiểm tra bằng lái trên VNeID giá trị như trực tiếp với bản in

Từ 1/7: Kiểm tra bằng lái trên VNeID giá trị như trực tiếp với bản in

(VNF) - Từ 1/7, người dân có thể dùng ứng dụng VNeID để trình cảnh sát giao thông nếu được yêu cầu kiểm tra giấy phép lái xe thay cho bản cứng.