Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (Vinphaco) không chỉ là doanh nghiệp có vai vế trên thị trường dược phẩm tỉnh Vĩnh Phúc, mà còn là "ông lớn" sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, vật tư y tế phục vụ trên cả nước.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đi đầu trong lĩnh vực sản xuất thuốc tiêm, đã được cấp chứng chỉ công nhận xưởng sản xuất thuốc tiêm dạng ống nước đạt tiêu chuẩn GMP - ASEAN đầu tiên khu vực miền Bắc.
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinphaco hiện nay là ông Đỗ Văn Doanh, được bổ nhiệm từ ngày 6/4/2019. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, sự lớn mạnh của Vinphaco ngày nay đã mang đậm dấu ấn của doanh nhân sinh năm 1957 quê Vĩnh Phúc kể từ thập niên 1990.
Theo lý lịch trích ngang của ông Đỗ Văn Doanh, ông là Dược sĩ chuyên khoa 1. Từ năm 1997, sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, ông đã được bổ nhiệm vị trí Phó giám đốc Vinphaco. Đến tháng 5/2000, ông Doanh được giao quyền giám đốc và sau đó là giám đốc, chủ tịch HĐQT.
Hơn một thập kỉ sau đó, ngày 24/5/2012, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 1168/QĐ-CT về việc "Tuyển dụng và bổ nhiệm có thời hạn cán bộ lãnh đạo".
Theo đó, vị chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Vinphaco Đỗ Văn Doanh được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc. Lương của ông Doanh được xếp vào ngạch chuyên viên chính, bậc 7, hệ 6,44. Thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ ngày 1/5/2012.
Ngày 8/4/2014, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục ban hành Quyết định số 999/QĐ-CT về việc giao ông Doanh phụ trách Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc. Lúc này, ông Doanh chính thức giữ vị trí Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc ở độ tuổi 57.
Đáng chú ý, năm 2015, khi là người đứng đầu Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, ông Doanh đã đưa em dâu của mình là bà Đào Thu Hà, lúc bấy giờ đang làm việc tại Vinphaco vào viên chức Bệnh viện Sản - Nhi, thông qua Quyết định số 15/QĐ-SYT ngày 9/1/2015 về việc tiếp nhận và bố trí công tác của người này.
Tuy nhiên, ngay sao đó, qua kiểm tra UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nội vụ tỉnh đã có quyết định hủy bỏ việc tiếp nhận và bố trí công tác đối với bà Đào Thu Hà, với lý do đối tượng tiếp nhận chưa phù hợp với quy định hiện hành.
Ít năm sau đó, ông Doanh nghỉ hưu và quay trở lại điều hành Vinphaco đến thời điểm hiện tại.
Một điểm thú vị, đó là những năm trở lại đây Vinphaco đã trở thành nhà thầu khá thân thiết của Sở Y tế, cũng như các cơ sở y tế trực thuộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo thống kê của VietnamFinance, dưới vai trò độc lập hoặc liên danh, Vinphaco đã trúng hàng loạt các gói thầu có giá trị không nhỏ, lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Nổi bật là các gói thầu như mua thuốc bổ sung 6 tháng cuối năm 2020 và 2021 hồi tháng 12/2020 với giá trị trúng thầu là 33,4 tỷ đồng; gói thầu mua thuốc Generic 6 tháng cuối năm 2020 và năm 2021, hồi tháng 9/2020 với giá trúng 119,7 tỷ đồng; gói thầu (số 3) mua sắm trang thiết bị y tế các chuyên khoa: chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng, xét nghiệm và kiểm soát nhiễm khuẩn cho các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y tế hồi đầu năm 2020 với giá trị là 23,7 tỷ đồng...
Năm 2019, Vinphaco cũng trúng gói thầu mua thuốc năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020 với giá trúng 102,8 tỷ đồng; năm 2018, đáng chú ý là gói mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh cho các bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế, giá trúng là 77 tỷ đồng (vai trò liên danh)...
Nhìn chung, kể từ năm 2016, doanh thu từ hoạt động tham gia đấu thầu đã đóng góp đáng kể cho tổng thu nhập của Vinphaco. Biến động ngược chiều với nguồn thu có phần ổn định, trong khoảng thời gian này, lợi nhuận của Vinphaco tỏ ra khá trồi sụt, tỷ suất sinh lời lên xuống thất thường.
Cụ thể, năm 2016, Vinphaco ghi nhận doanh thu lên đến 883 tỷ đồng, giảm còn 760 tỷ đồng vào năm kế tiếp. Từ năm 2017 đến 2020, doanh thu dao động quanh ngưỡng 550 tỷ đồng, và đang giảm dần qua các năm.
Khấu trừ giá vốn và các chi phí vận hành, doanh nghiệp có lãi lần lượt 56,4 tỷ đồng, 27,1 tỷ đồng, 11,4 tỷ đồng, 20,3 tỷ đồng và 48,6 tỷ đồng. Kết quả này tương ứng biên lợi nhuận thuần là 6,3%, 3,5%, 1,9%, 3,5% và 9% trong giai đoạn 2016-2020.
Nếu so sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành đang niêm yết khác, như Dược Hậu Giang (DHG) hay Dược phẩm Imexpharm (IMP)... thì tỷ suất sinh lời của Vinphaco có phần khá khiêm tốn (trung bình khoảng 15-20%).
Về tổng tài sản (nguồn vốn), kết thúc năm vừa qua, vốn chủ sở hữu của Vinphaco đạt 265,9 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả chỉ chiếm 120,6 tỷ đồng. Đặc biệt, với vốn góp 82,6 tỷ đồng, Vinphaco đang sở hữu khoản lợi nhuận tích lũy lên đến 183,3 tỷ đồng.
Cơ cấu cổ đông cho thấy ông Đỗ Văn Doanh đang sở hữu 32,73% vốn, kế đó là bà Vũ Thị Bình (15,64% vốn), bà Đỗ Thị Thu Hương (10,82% vốn) và còn lại là các cổ đông khác. Ngoài ông Doanh, hai cổ đông lớn nêu trên đều đã gắn bó rất lâu với Vinphaco.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.