Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại chương trình, các chuyên gia đã đưa ra bức tranh tổng quan về thị trường năng lượng trong giai đoạn tiếp theo, những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển công nghệ sản xuất điện năng lượng tái tạo trên thế giới và tại Việt Nam.
Toàn cảnh hội thảo “Triển vọng phát triển của ngành Năng lượng tái tạo sau Quy hoạch Điện VIII”
Năng lượng tái tạo đang được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của ngành năng lượng hiện nay trên thế giới. Khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu khí ngày càng trở nên cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, buộc các quốc gia trên thế giới phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng sạch và bền vững.
Phát triển nguồn năng lượng tái tạo đang dần chiếm vị trí quan trọng trọng sự phát triển kinh tế bền vững ở các nước, do lợi ích to lớn trong việc tận dụng tối đa nguồn thiên nhiên vô tận (như gió, mặt trời…), cũng như góp phần giảm tác động của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí gây gây ra.
Theo nghiên cứu của cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), đến năm 2025, năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn sản xuất điện chính, cung cấp một phần ba lượng điện trên thế giới, ước tính, công suất điện mặt trời và điện gió sẽ vượt công suất của khí đốt vào năm 2023 và than đá vào năm 2024.
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện đang dẫn đầu cuộc đua năng lượng tái tạo với 16GW điện mặt trời và khoảng 5GW điện gió.
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích - Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, phát triển năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu không thể thay đổi khi nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam ước tính sẽ tăng trưởng kép hơn 8% trong giai đoạn 2022-30 (đơn vị: tỷ kWh) và 78% tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới sẽ loại bỏ các nhà cung ứng chậm chuyển đổi vào năm 2025.
Thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP26, Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII) của Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu, tổng nguồn điện “xanh” của Việt Nam đạt trên 70%, trong đó, năng lượng sạch gồm thủy điện, điện mặt trời chiếm khoảng 46%, điện khí chiếm gần 25%.
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích - Công ty Chứng khoán VNDirect, phát biểu tại hội thảo
Trong bối cảnh đó, Việt Nam nỗ lực chuyển đổi năng lượng hướng tới các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bởi vậy, nhu cầu sử dụng năng lượng điện tái tạo được dự báo tăng trong dài hạn.
Theo bà Trần Thị Khánh Hiền, năng lượng tái tạo đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tư nhân hoá ngành điện. Tính đến cuối năm 2021, các nhà máy điện độc lập chiếm 41,3% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống, từ mức chỉ 18,4% vào năm 2018, một năm trước khi làn sóng điện mặt trời đầu tiên được hình thành. Tỷ trọng sản lượng năng lượng tái tạo tặng mạnh từ mức 4-5% đầu năm 2020 đến 14 -15% trong 8 tháng đầu năm 2022.
Bà Đỗ Tú Anh, Phó Tổng giám đốc Trungnam Group chia sẻ, doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch tiếp cận công nghệ, thiết bị, kiểm soát chi phí, đấu thầu, và giải pháp tài chính cụ thể nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực đầy tiềm năng, phù hợp với xu hướng toàn cầu cũng như cam kết phát thải ròng về 0 của Chính phủ tầm nhìn 2050.
Bà Đỗ Tú Anh, Phó Tổng giám đốc Trungnam Group phát biểu tại hội thảo
Bên cạnh đó, là doanh nghiệp tư nhân có công suất phát điện lớn nhất hiện tại với 1,61 GW phát lên lưới điện quốc gia, doanh nghiệp kỳ vọng vào quy hoạch điện VIII sắp được Chính phủ thông qua, tham gia đấu thầu một loạt các dự án điện gió trên bờ và gần bờ tại các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long, bà Anh cho biết thêm.
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group thông tin thêm, kinh nghiệm hơn 10 dự án tại Việt Nam là thuận lợi rất lớn làm nền tảng, cơ sở tiếp tục triển khai các dự án tương lai của doanh nghiệp. Ngày 1/11 vừa qua, doanh nghiệp cũng vừa ký Hợp tác chiến lược với Siemens Gamesa tại Hà Nội và làm việc thêm với các quỹ tín dụng của Đan Mạch, Đức như một sự chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
"Mục tiêu tăng trưởng doanh thu bán điện của Trungnam Group từ mức 200 triệu USD năm 2021 lên tới 1 tỷ USD vào năm 2026, biên lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) đạt khoảng 90%", ông Tiến chia sẻ.
Có thể nói, đầu tư vào năng lượng tái tạo rất có tiềm năng trong tương lai gần khi mới đây, Tờ The National News của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) dẫn báo cáo của Công ty Nghiên cứu BloombergNEF cho biết, đầu tư toàn cầu vào các dự án năng lượng mặt trời có quy mô nhỏ và lớn tăng 33% trong nửa đầu năm nay, đạt mức kỷ lục 120 tỷ USD, trong khi đầu tư vào các dự án điện gió tăng 16%, lên 84 tỷ USD.
Còn trước đó, báo cáo công bố hồi tháng 6/2022 của IEA cho hay, đầu tư vào ngành năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ tăng 8% trong năm nay, lên 2.400 tỷ USD nhờ mức đầu tư kỷ lục cho năng lượng sạch.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.