'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại hội nghị "Góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) từ cộng đồng doanh nghiệp", TS Vũ Tiến Lộc cho biết có đến 80% doanh nghiệp không tuyển được lao động có trình độ cao từ quản lý trở lên, do đó sửa đổi Luật Lao động phải căn cứ theo cơ cấu kinh tế, cơ cấu doanh nghiệp, phải phù hợp với tình hình hiện tại.
“Chúng ta không thể ‘nhảy cóc’ lên nền sản xuất công nghệ cao. Do đó, sửa đổi Luật Lao động phải lắng nghe hơi thở nền kinh tế, phải đứng trên đôi chân ở trên mặt đất, không thể trên trời, không thể là kỳ vọng”, TS Lộc nhấn mạnh.
Chủ tịch VCCI cũng cho biết cộng đồng doanh nghiệp quan ngại với những văn bản được đưa ra trước đó khi đứng quá nhiều về phía người lao động.
“Chúng ta muốn giảm thời gian lao động thường xuyên từ 48 giờ xuống còn 44 giờ, tuy nhiên điều này không phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay”, ông Lộc nói và cho rằng một người lao động cần có thu nhập và nếu 2 ngày nghỉ trong một tuần là quá xa xỉ đối với nền kinh tế Việt Nam, nền lao động Việt Nam và ngay cả công chức Việt Nam.
Cũng theo Chủ tịch VCCI, trên thực tế, người lao động đang cần việc làm, cần thu nhập và nếu giảm giờ làm thì thu nhập của người lao động sẽ giảm đi chứ không phải giữ như trước.
“Khi tiền lương giảm đi, người lao động vẫn buộc phải làm thêm những công việc khác. Nếu nghỉ 5 ngày thì ngày thứ 6 phải đi làm thậm chí rất nhiều người lao động làm thứ 7, bởi vì đây là nhu cầu chính đáng và họ vẫn có sức khoẻ, có thời gian”, TS Vũ Tiến Lộc nhận định.
Chủ tịch VCCI cũng cho biết hiện nay, nền kinh tế đã chuyển sang đổi mới sáng tạo và dường như không có doanh nghiệp nào làm 5 ngày trong tuần. Đặc biệt, lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đang làm việc rất say mê, không quản ngày đêm.
“Tôi hy vọng Quốc hội sẽ không đưa ra phương án làm việc 44 giờ, bởi vì nó không phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Tất cả những nền kinh tế phát triển tương tự như chúng ta trong quá khứ và hiện nay hầu như rất ít nước giảm xuống 44 giờ”, TS Lộc viện dẫn và đề nghị cân nhắc kỹ về điều này.
Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, TS Vũ Tiến Lộc đồng tình cho rằng, những lĩnh vực như thuỷ sản, chế biến nông sản có tính mùa vụ không thể để nông sản, thuỷ sản “chờ” thời gian làm việc bình thường để làm, bắt buộc phải chế biến ngay. Trong khi đó, thực tiễn doanh nghiệp đều trưng biển tuyển lao động nhưng không được.
“Doanh nghiệp Nhật Bản còn phàn nàn không tuyển được lao động thì doanh nghiệp nào tuyển được. Cùng với đó, chi phí làm thêm giờ thì cao hơn lao động bình thường nên khi doanh nghiệp không thể tuyển lao động, lại vẫn phải thu mua nông sản cho người dân nên bắt buộc phải tăng giờ làm”, TS Lộc cho hay.
Theo Chủ tịch VCCI, người lao động cũng muốn tăng giờ làm thêm và sẵn sàng làm thêm. Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng nếu áp quy định tại dự thảo Bộ luật Lao động như hiện nay, doanh nghiệp Việt sẽ đối mặt vi phạm quy định và các đối tác huỷ hợp đồng. Những câu chuyện này là từ thực tế, từ đó đặt ra những vấn đề pháp luật.
TS Vũ Tiến Lộc cho biết một số ít doanh nghiệp đã lợi dụng việc tăng giờ làm thêm, nhưng đây chỉ là số rất ít. Vì vậy, ông khẳng định: “Không thể vì một người đau mà bắt cả làng uống thuốc, cho nên không thể vì một số nhỏ doanh nghiệp lợi dụng mà siết chặt tất cả các doanh nghiệp”.
“Chúng tôi ủng hộ phương án của Chính phủ tăng giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm hoặc 500 giờ/năm (tăng 100 giờ so với quy định hiện hành) nhưng chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định, trả tiền lương lũy tiến cho thời gian làm thêm giờ và khống chế số giờ làm thêm tối đa theo tháng”, ông Lộc nói.
Song Chủ tịch VCCI nhấn mạnh cần phải tôn trọng quyền có việc làm và được làm thêm của người lao động và quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng sự thoả thuận tự nguyện của lao động và người sử dụng lao động trong thị trường lao động.
Khẳng định không phải là quan điểm riêng của VCCI hay doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI cho rằng mọi nền kinh tế thì quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động là thống nhất với nhau.
“Do đó, giờ làm thêm với quy định mức trần bó buộc như hiện nay gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp, cần phải cân nhắc doanh nghiệp kiến nghị tăng thêm 100 giờ làm thêm/năm so với quy định hiện nay”, TS Vũ Tiến Lộc nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.