Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 2/10, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội họp phiên toàn thể, trong đó có cho ý kiến tiếp thu giải trình, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Theo dự thảo mới nhất của dự luật, Chính phủ tiếp tục đưa ra hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu.
Cụ thể, phương án một, từ năm 2021, mỗi năm tăng ba tháng với nam và bốn tháng với nữ, để tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 tuổi vào năm 2035 và của nam là 62 tuổi vào năm 2028.
Phương án 2, Bộ luật Lao động sẽ quy định nguyên tắc tăng tuổi nghỉ hưu (nam 62, nữ 60), từ ngày 1-1-2021. Theo đó, Chính phủ sẽ quy định lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm lao động khác nhau.
Đối tượng tăng tuổi hưu là người lao động trong điều kiện lao động bình thường. Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định
Góp ý những dự thảo trên, Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lưu Bình Nhưỡng đồng tình phương án hai. Tuy nhiên, cần nghiên cứu một số ngành, nghề được nghỉ hưu sớm, đặc biệt tạo điều kiện nghỉ hưu linh hoạt cho lao động nữ.
Bên cạnh đó, vị đại biểu cũng đề nghị tới đây phải sửa cả Luật BHXH theo hướng người lao động được hưởng lương trả chậm chứ không phải bằng bao cấp của người khác hay của ngân sách như hiện nay.
Trong khi đó, ông Trương Anh Tuấn, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, lại tán thành phương án một. Đồng thời, ông đề nghị cần chú ý trong công tác tuyên truyền, để người dân rõ được thế nào là “trong điều kiện lao động bình thường”.
“Người dân cần được biết những ngành, nghề nào áp dụng quy định nghỉ hưu sớm (5 năm). Đồng thời, phải để mỗi đại biểu Quốc hội, cơ quan có liên quan khi người lao động hỏi là trong điều kiện của tôi bao nhiêu tuổi nghỉ hưu thì có thể trả lời được. Như hiện nay, người ta hỏi công việc của tôi có được nghỉ hưu sớm không thì tôi cũng băn khoăn….”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Liên quan đến giờ làm việc trong tuần, ông Bùi Văn Cường, Bí thư tỉnh Đắk Lắk, cho rằng hiện nay khu vực hành chính làm việc 40 giờ/tuần, còn khu vực doanh nghiệp làm việc 48 giờ/tuần là bất bình đẳng. Không thể để khu vực doanh nghiệp làm việc quần quật còn khu vực hành chính nhàn nhã.
Theo đó, ông nhất trí với đề xuất của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trước đây là giảm giờ làm việc khu vực kinh doanh sản xuất xuống 44 giờ/tuần.
“Nếu giảm xuống 44 giờ/ tuần, tức là người lao động được nghỉ chiều thứ 7 và chủ nhật để tạo điều kiện cho họ chăm sóc gia đình, tái tạo sức khỏe… Tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa hai khu vực lại gần nhau hơn. Đây là xu hướng tiến bộ trên thế giới, chúng ta là nước Chủ nghĩa xã hội không có lý gì không thực hiện tiến bộ ấy… ”, ông Cường nhấn mạnh và đề nghị đưa thêm phương án để Quốc hội cho ý kiến.
Về đề xuất có thêm 3 ngày nghỉ trong năm, ông Trương Anh Tuấn cho rằng người lao động rất quan tâm và đề nghị nên cân nhắc việc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị thêm ba ngày nghỉ trong một năm.
“Qua hội nghị lấy ý kiến người lao động và khu vực trực tiếp sản xuất, chúng tôi thấy có một kiến nghị mới mà họ nói là: Chúng tôi chưa cần 1 năm được nghỉ thêm 3 ngày nhưng rất cần 1 năm có 1 ngày nghỉ vẫn được hưởng lương, gọi nôm na là ngày học tập của công nhân”, Phó đoàn Nam Định cho hay.
Ông giải thích thêm, người lao động quanh năm đi làm cũng cần một ngày nghỉ để được học, cập nhật thông tin cần thiết như về an toàn lao động, quyền, nghĩa vụ của người lao động, quy định của đơn vị sản xuất…
Thời gian vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có đề xuất tăng 3 ngày nghỉ trong năm (dịp Quốc khánh và Ngày gia đình Việt Nam) và giảm thời gian làm việc trong tuần từ 48 giờ/tuần xuống 44/giờ trên tuần. Tuy nhiên, dự luật mới nhất giữ nguyên số ngày nghỉ trong năm và thời gian làm việc trong tuần.
Ủy viên thường trực UB Về các vấn đề xã hội Lưu Bình Nhưỡng nêu lại con số trước đây hay nói 30% cán bộ công chức không cần thiết trong bộ máy và cho rằng nếu để người thì phải tăng giờ làm việc chứ không thể để như bây giờ: “Tôi thấy nhiều người cứ hưởng lương mà không làm việc, nhiều cán bộ nhàn nhã quá, thiếu trách nhiệm, trong khi đó chúng ta lại đi kéo dài thời gian làm việc của những người chân lấm, tay bùn”, ĐB Nhưỡng nói.
Tuy nhiên ông cũng lưu ý, trong bối cảnh chúng ta chưa thể gia tăng công nghệ mới, chưa tăng năng suất được, trong một số khu vực, bộ phận vẫn phải chấp nhận câu chuyện làm thêm.
“Tôi gặp rất nhiều cử tri là cán bộ nghỉ hưu đi làm thêm, nhiều đồng chí khỏe vô cùng. Một mặt lĩnh nguyên lương hưu, lĩnh cả đời, 58 tuổi nghỉ hưu, đồng chí sống đến 75 tuổi thì quỹ BHXH vỡ là chuyện bình thường”, ông Nhưỡng nói.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.