Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cụ thể, đối với xe tải loại 4 (xe tải có tải trọng từ 10 đến dưới 18 tấn và xe chở container 20 feet) giảm từ 150.000 đồng xuống còn 140.000 đồng. Xe tải loại 5 (xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở container 40 feet) giảm từ 240.000 đồng xuống còn 220.000 đồng.
Riêng, với xe loại 1, 2 và loại 3 mức phí không đổi.
Để bù đắp các khoản thiếu hụt có thể xảy ra do việc điều chỉnh giảm phí, VEC sẽ thường xuyên tăng cường áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp...
Động thái giảm cước phí lần này của VEC được lý giải là nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ và Bộ GTVT về việc tháo gỡ và chia sẻ một phần khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải, khuyến khích các doanh nghiệp vận tải sử dụng đường cao tốc trong lộ trình vận chuyển; đồng thời, nâng cao hình ảnh và thương hiệu VEC về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.
Dự án xây dựng đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây là Dự án đường bộ cao tốc đầu tiên ở khu vực phía Nam do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tư và quản lý, khai thác với tổng số vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng. Dự án được khởi công ngày 03/10/2009, thông xe toàn tuyến ngày 08/02/2015.
Kể từ khi thông xe kỹ thuật 20km đầu tiên (ngày 02/01/2014), tính đến ngày 30/6/2016, tuyến cao tốc đã phục vụ 21,2 triệu lượt phương tiện an toàn và thông suốt, với lưu lượng trung bình 28.000 - 30.000 lượt xe/ngày đêm, ngày cao điểm lên tới 40.000 – 50.000 lượt phương tiện.
Trong đó, tính từ ngày 01/01/2016 đến nay, xe tải loại 4 và loại 5 chiếm trên 8% và 5,5% tổng lưu lượng phương tiện qua Trạm thu phí Dầu Giây, đường cao tốc TP. HCM - Long Thành – Dầu Giây (đoạn từ Quốc lộ 51 đến Dầu Giây).
Theo VEC, việc đưa vào khai thác tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đã đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương dọc tuyến và các khu vực lân cận.
Lưu thông trên tuyến cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây rút ngắn 1/3 khoảng cách và ½ thời gian đi các vùng tiếp giáp TP. Hồ Chí Minh, tiết kiệm nhiên liệu và tiết giảm chi phí xã hội hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Tuyến cao tốc này còn là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tăng thu hút đầu tư nước ngoài; thúc đẩy các ngành nghề địa phương phát triển, nhất là ngành Du lịch; tạo thêm nhiều việc làm cho người dân vùng dự án đi qua, góp phần xóa đói giảm nghèo; giảm thiểu tình trạng ùn tắc trên Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 51 và tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị…
Sau khi tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Nha Trang hoàn thành, cũng như khi đưa tuyến nối cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây với cao tốc Bến Lức – Long Thành vào khai thác sẽ hình thành một hệ thống đường cao tốc đồng bộ, khi đó hiệu quả của tuyến cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây sẽ lan tỏa hơn nữa.
Ngoài ra, cuối năm 2015, công trình đường song hành với đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây đã chính thức được khởi công, sẽ tạo thêm thuận lợi và cơ hội cho người tham gia giao thông lựa chọn lộ trình phù hợp với tuyến đường và thời gian lưu thông của mình.
Bên cạnh đó, cuối năm 2016, hệ thống điều hành giao thông thông minh (ITS) trên tuyến cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây sẽ được hoàn thiện và đưa vào khai thác, góp phần tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu sự cố và tai nạn giao thông trên tuyến, ứng cứu và xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.