Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bộ Công Thương vừa có quyết định về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Theo đó, Bộ Công Thương sẽ chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp từ 18/8 tới đây đối với nhóm Công ty Mitr Sugar Corp., Ltd và 4 công ty liên kết; nhóm Công ty Thai Roong Ruang Industry Co., Ltd và 5 công ty liên kết, và Công ty Czarnikow Group Limited.
Các nhóm hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp được phân loại theo mã HS: 1701.13.00; 1701.14.00; 1701.91.00; 1701.99.10; 1701.99.90 và 1702.90.91.
Mức thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm của nhóm Công ty Mitr Sugar Corp., Ltd, Công ty Czarnikow Group Limited.và 4 công ty liên kết là 32,75%. Mức thuế này đối với nhóm Công ty Thai Roong Ruang Industry Co., Ltd và 5 công ty liên kết là 25,73%.
Mức thuế chống trợ cấp đối với các sản phẩm của nhóm Công ty Thai Roong Ruang Industry Co., Ltd và 5 công ty liên kết là 4,65%. Riêng nhóm Công ty Mitr Sugar Corp., Ltd, Công ty Czarnikow Group Limited. và 4 công ty liên kết do biên độ trợ cấp được xác định là dưới 2% nên không áp dụng mức thuế này.
Bộ Công Thương cho biết quyết định đánh thuế kể trên sẽ được áp dụng chính thức từ 18/8/2023 đến 15/6/2026 (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo quyết định khác của Bộ Công Thương).
Xem thêm: Mía đường Tây Nam bị thu hồi 30ha đất sử dụng sai mục đích
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.