'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Từ chàng học sinh chuyên toán của trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội trở thành sinh viên khoa Công nghệ thông tin của trường Đại học Bách Khoa, ông Nguyễn Tử Quang chứng tỏ sự nổi trội ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Khi đang là sinh viên năm 3 (năm 1995), ở thời điểm mà Việt Nam vẫn chưa hòa mạng toàn cầu, ông cùng bạn bè đã thực hiện các chương trình chống virus và cung cấp miễn phí cho cộng đồng mạng (đến năm 2005).
Sau khi tốt nghiệp vào năm 1997, ông Nguyễn Tử Quảng được giữ lại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội làm giảng viên. Trong suốt quá trình hành nghề giáo, ông vẫn tiếp tục theo đuổi việc nghiên cứu, phát triển phần mềm diệt virus.
Trung tâm Phần mềm và Giải pháp an ninh mạng (BKIS) được ông Quảng cùng 9 thành viên khác thành lập sau đó ít năm (cuối năm 2001) dưới sự bảo trợ của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Trong đó ông Quảng đảm nhiệm chức vụ giám đốc trung tâm từ khi thành lập đến nay.
Khi BKAV được thương mại hóa vào năm 2005 cũng là lúc Tập đoàn Công nghệ Bkav ra đời với các sản phẩm, dịch vụ về an ninh mạng, phần mềm, smartphone và các thiết bị điện tử thông minh...
Ít ai biết được rằng vị doanh nhân thành đạt, nhà sáng lập ra thương hiệu giày Bitas – ông Đỗ Long lại từng có thời gian 5 năm làm thầy giáo.
Theo chia sẻ của ông với báo giới trong 1 lần phỏng vấn, được làm thầy giáo đối với ông là 1 sự may mắn. Dù thời gian hành nghề chỉ ngắn ngủi nhưng người thầy Đỗ Long vẫn được nhưng lớp học trò cũ nhớ đến và thăm hỏi vào dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Rời nghề giáo để tiến vào thương trường, Công ty Sản xuất Hàng tiêu dùng Bình Tân ra đời vào năm 1991 dưới sự sáng lập của doanh nhân Đỗ Long. Sau gần 3 thập kỷ, thương hiệu giày Bitas không chỉ để lại dấu ấn sâu đậm cho thế hệ học sinh 7x, 8x của Việt Nam mà còn được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Ông Trương Gia Bình sinh năm 1965, hiện là chủ tịch HĐQT đồng thời là 1 trong 13 nhà sáng lập của Công ty Cổ phần FPT. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán lý tại Liên bang Nga, ông Trương Gia Bình trở về Việt Nam vào năm 1982.
Khác với những doanh nhân xuất thân từ nghề giáo, ông Trương Gia Bình bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình trước với sự ra đời của Công ty Công nghệ Thực phẩm (tiền thân của Công ty Cổ phần FPT) vào năm 1988.
Chủ tịch của FPT bén duyên với giáo dục vào năm 1995 khi là một trong những thành viên chủ chốt của nhóm sáng lập ra khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông Trương Gia Bình được nhận xét là người đã thúc đẩy và đưa HSB từ một ý tưởng trở thành một cơ sở giáo dục hoạt động bài bản.
Một bước tiến sâu hơn vào giáo dục của ông Trương Gia Bình là việc thành lập trường Đại học FPT vào năm 2006. Trên cương vị là chủ tịch HĐQT, ông Bình vẫn tham gia vào hoạt động giảng dạy và trực tiếp đứng lớp ở một số môn học.
Được biết, tiền thân của Đại học FPT là FPT Aptech – đơn vị đào tạo lập trình viên quốc tế được thành lập từ năm 1999. Như vậy, không hề nói quá khi cho rằng cái duyên với ngành giáo dục đã theo ông Trương Gia Bình trong suốt quá trình kinh doanh của mình.
Doanh nhân Bùi Quang Ngọc sinh năm 1956, cùng với ông Trương Gia Bình là một trong những người sáng lập của Công ty Cổ phần FPT. Ông Ngọc là cử nhân toán tại Đại học Tổng hợp Kishinhov – Moldova (năm 1979) và là tiến sĩ cơ sở dữ liệu tại Đại học Grenoble (Pháp, năm 1986).
Được biết, vị phó chủ tịch của FPT từng có thời gian dài giảng dạy ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Giai đoạn từ năm 1986-1995, ông đảm nhiệm vị trí phó chủ nhiệm khoa Tin học của trường.
Khi việc thành lập FPT không còn là ý tưởng nữa mà trở thành hiện thực, việc song song vừa giảng dạy ở Đại học Bách Khoa vừa phát triển FPT của ông Ngọc không thể kéo dài thêm. Quyết định cuối cùng của người giảng viên đại học khi đó là đi theo tiếng gọi của thương trường.
Hơn 30 năm gắn bó với FPT, ông Bùi Quang Ngọc đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như phó tổng giám đốc phụ trách khối công nghệ thông tin, giám đốc chất lượng (CQO), giám đốc thông tin (CIO), giám đốc điều hành (COO).
Từ năm 2002 đến nay, sau nhiều nhiệm kỳ, ông Ngọc vẫn tiếp tục được bầu làm phó chủ tịch HĐQT của FPT.
Nếu nhắc đến doanh nhân xuất thân từ nghề giáo thì không thể không kể đến cựu tổng giám đốc của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), bà Trần Thị Việt Ánh.
Bà Trần Thị Việt Ánh sinh năm 1952. Bà tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế vào năm 1981 và sau đó về giảng dạy tại khoa Kế toán ngân hàng – Đại học Ngân hàng TP. HCM. Giống như ông Bùi Quang Ngọc, trong sự nghiệp giảng dạy của mình, cựu nữ tướng của Saigonbank cũng đã lên đến vị trí phó chủ nhiệm khoa trước khi bước chân vào ngành ngân hàng.
Bà Ánh từng là chuyên viên Vụ Phát hành – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bà tham gia vào Saigonbank từ năm 1994 với cương vị phó tổng giám đốc. Đến năm 2004, bà nhận vị trí tổng giám đốc Saigonbank. Năm 2012, bà làm thành viên HĐQT của Saigonbank.
Kể từ giữa năm 2017, bà Trần Thị Việt Ánh thôi đảm nhiệm chức danh tổng giám đốc để nghỉ hưu sau hơn 20 năm gắn bó.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.