Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Các cửa hàng bán chó, mèo cảnh ngày càng mọc ra nhiều ở Hà Nội và kinh doanh ngày càng phát đạt. Những địa điểm bán mèo cảnh tập trung đông khách nhất phải kể đến khu vực Hoàng Hoa Thám-chợ Bưởi; khu vực phố Trường Chinh trước mặt Viện Thú y Trung ương, đặc biệt là Hotel chó mèo của ông Nguyễn Bảo Sinh.
Một chủ cửa hàng bán mèo cảnh ở phố Hoàng Hoa Thám giới thiệu: Mèo Somali hình dáng giống một chú cáo nhỏ cùng với đôi tai lớn, khuôn mặt như được đeo mặt nạ, diềm cổ đầy đặn, chiếc đuôi bông xù rất mềm mịn và dầy, bàn chân có những chùm lông nhỏ giữa những ngón chân xinh. Chúng có đôi mắt như những quả hạnh nhân, đủ màu từ màu xanh lá mạnh mẽ cho đến màu đồng sang trọng. Lông của Somali có từ 4 đến 20 vệt màu trên mỗi sợi lông với 4 vệt màu trên mỗi sợi lông với 4 màu hung đỏ, đỏ, xanh da trời và màu vàng, khiến toàn bộ lông lốm đốm với sự phối màu hài hòa trên mặt dưới lông của chúng. Somali là giống mèo thông minh, chúng có tiếng kêu nhẹ nhàng, ít ồn ào.
Giống mèo Mỹ tai xoắn lại có đôi tai xoắn sang trọng với những sợi lông dài xù ra từ tai, làm ta liên tưởng đến đến chiếc mũ làm từ lông đà điểu của một bà quý phái, giống mèo này được toàn thế giới ngưỡng mộ. Loài mèo này có một đôi tai độc nhất vô nhị, xoắn ngược về phía sau tạo thành một vòng cung từ 90 độ cho đến 180 độ giống như độ cong của vỏ sò biển, tạo nên một vẻ lanh lợi đầy sức sống.
Mặc dù những chú mèo Mỹ tai xoắn có đôi tai rất đặc biệt, nhưng cơ thể của chúng lại khá thô, với một bộ lông óng ả mượt mà, và đôi mắt tinh nhanh hình hạt dẻ. Giống mèo này có cả loại xù và loại mượt, với những bộ lông màu sắc khác nhau. Người ta nói rằng mèo Mỹ tai xoắn có đôi chút tính cách giống với loài chó, nhất là thái độ ân cần đối với chủ của mình và thường rất quấn quýt bên chủ.
Mèo xám Charteux là giống mèo đến từ nước Pháp, đẹp đến độ “buốt mắt” bởi màu lông xanh và đôi mắt vàng. Sở hữu bộ lông dày rậm, êm mượt và không thấm nước như lông của rái cá, tương truyền thời xưa ở nước Pháp người ta thường cắt lông của loài mèo này để bán với giá đắt ngang ngửa với lông của rái cá. Đầu mèo có dạng hình thang, mày tròn đầy và hơi sệ. Giống mèo này có tính cách mạnh mẽ, dễ tính, thích độc lập, luôn trìu mến và trung thành với chủ.
Mèo Sphynx không lông thường được giới chơi mèo cảnh ở Việt Nam gọi là mèo Ai Cập. Tuy nhiên xuất xứ của giống mèo này đến từ Toronto, Canada. Đây là giống mèo đắt nhất thế giới, giá bán từ 22 đến 70 triệu đồng. Giá đắt do ngoại hình khá lạ như không hề có lông, nhiều nếp nhăn, cứng cáp, có cơ bắp, đầu hơi nhọn, đôi mắt hình quả chanh, tai to, xương gò má nhô cao, đuôi dài.
Mèo Ba Tư là giống mèo thường được các bé gái yêu thích, giống mèo này có nguồn gốc từ Iran, với vẻ ngoài sang chảnh cùng bộ lông dài thướt tha, tính tình thùy mị và hiền lành. Giống mèo này được chia thành 4 dòng nhỏ và nhiều màu sắc khác nhau gồm mèo Ba Tư lông dài, mèo Ba Tư lông ngắn, mèo Ba Tư Himalaya, mèo Chinchilla. Mỗi dòng như vậy sẽ có một mức giá khác nhau, từ khoảng 2 – 15 triệu đồng.
Không chỉ ngày càng xuất hiện nhiều cửa hàng bán giống mèo cảnh, mà hiện nay nước ta đã xuất hiện nhiều trang web của giới thanh niên chuyên bàn về mèo, bên Hồ Tây có quán cà phê mèo ở đó khách hàng vừa ngắm nhìn những chú mèo và trao đổi kinh nghiệm về nuôi mèo, rồi người ta tổ chức các cuộc thi mèo đẹp. Kinh doanh các phụ kiện thời trang cho mèo cũng vô cùng phong phú và phát đạt.
Người ta bán thức ăn cho mèo toàn là những loại thức ăn chế biến sẵn với giá không rẻ chút nào. Giới bình dân thường mua loại thức ăn của mèo được sản xuất từ Thái Lan với giá 50-100 nghìn đồng/kg, người chơi sang hơn thì mua loại thức ăn do Đức, Mỹ sản xuất giá mua lên lên tới 200 nghìn đồng/kg. Ở phố Trường Trinh, gần Viện Thú y Trung ương có bệnh viện chuyên làm dịch vụ chữa bệnh cho chó, mèo mới xuất hiện vài ba năm nay, khá đông khách hàng.
Ông Nguyễn Bảo Sinh ở phố Trương Định từ lâu đã nổi danh khắp Hà Nội bởi nghề kinh doanh độc đáo: chuyên làm dịch vụ thẩm mỹ thời trang cho chó mèo, và kinh doanh nhà nghỉ dưỡng cho chó mèo. Tại đây có phòng thẩm mỹ thời trang cho vật nuôi, chuyên làm các công việc: tắm gội, sấy, uốn lông, cắt tỉa móng… cho chó, mèo. Giá dịch vụ ở đây không rẻ chút nào, 150 nghìn đồng/lần. Đến thăm cơ ngơi của ông vào một ngày cuối năm 2022, chúng tôi vô cùng kinh ngạc trước sự đầu tư quy mô, bài bản của ông “tốn kém” chẳng khác gì kinh doanh khách sạn cho người. Sừng sững trước mặt chúng tôi là một resort chó, mèo hiện đại cao 6 tầng, mặt bằng mỗi tầng rộng 100 m2.
Ông Nguyễn Bảo Sinh cho chúng tôi biết, công trình resort chó, mèo này, ông đầu tư với số tiền 5 tỷ đồng (không tính giá trị đất nền). Resort có thang máy, mỗi tầng có nhiều phòng, phòng nào cũng có điều hòa nhiệt độ, có giường đệm, các đồ chơi, ti vi, có toilet để phục vụ chó, mèo nghỉ dưỡng. Trong mỗi căn phòng có camera nối vào mạng internet. Resort chó, mèo của ông được thiết kế theo kiểu những khách sạn chó mèo hiện đại trên thế giới, và có thể tự hào rằng là nơi nghỉ dưỡng dành cho chó mèo hiện đại nhất Việt Nam.
Chúng tôi thắc mắc: liệu có mấy người chịu chơi dám bỏ tiền ra để gửi thú vật vào những khu nghỉ dưỡng như thế này? Đầu tư có phiêu lưu? Ông Sinh tự tin: Tôi đầu tư căn cứ trên nhu cầu của khách hàng mà tôi đã làm dịch vụ này qua nhiều năm. Khách hàng gửi chó, mèo chủ yếu là những cán bộ ngoại giao tại Việt Nam; các chủ doanh nghiệp nước ngoài làm ăn sinh sống tại nước ta, các gia đình vợ Việt – chồng Tây và ngược lại. Thông thường vào những ngày lễ, Tết như: 30/4; Tết dương lịch; Tết Nguyên đán… họ phải về nước nghỉ ngắn ngày. Họ không thể đem thú cưng đi theo, nên có nhu cầu gửi lại cho cơ sở của ông chăm sóc. Từ nhiều năm gần đây, nhiều gia đình người Việt cũng mang thú cưng đi gửi, để họ được rảnh rang đi du lịch hay vào miền Nam thăm người thân. Những ngày lễ, Tết, cơ sở trông giữ chó, mèo của ông Sinh thường quá tải vì nhu cầu khách gửi thú nuôi quá lớn.
Phần nhiều những người mang gửi chó, mèo đều là những người yêu thú nuôi, có điều kiện kinh tế và rất kỹ tính. Nhiều khi số tiền công chăm sóc chó, mèo còn lớn hơn cả giá trị của chúng, vì vậy phải hết sức chu toàn lo cho chó, mèo, thậm chí còn hơn cả chó mèo của mình. Nhiều người đem thú nuôi đến gửi, còn cẩn thận bắt nhân viên “khách sạn” đưa chó lên bàn cân để đảm bảo khi nhận về, con chó vẫn giữ trọng lượng đó.
Ông Nguyễn Bảo Sinh kể cho chúng tôi nghe một sự việc diễn ra cách đây vài năm, ở một cơ sở nhận gửi chó, mèo khác (vì lý do cùng kinh doanh như nhau, lại là chỗ quen biết nên ông không tiện nêu tên). Khi đó, có một ông khách người Mỹ đến gửi một con chó béc giê, giá trông coi (bao gồm cả ăn uống, chữa bệnh) được hai bên thỏa thuận là 300 nghìn đồng/ngày đêm. Sau hai tháng trời, vị khách quay lại nhận chó và dứt khoát không chịu thanh toán số tiền 18 triệu đồng cho cơ sở trông coi. Chủ cơ sở cho rằng khách định quỵt tiền, liền báo công an địa phương. Công an tới, vị khách bèn kiện ngược cơ sở trên với lý do chăm sóc chó tồi. Khi bắt đầu gửi, con chó nặng 40 kg, nay tụt mất 5 kg, thân chó lại bị ghẻ do ve, bọ chét cắn. Ông khách khép tội cơ sở là “ngược đãi súc vật”; khổ nỗi ở Việt Nam thì chưa có điều luật nào về khoản này để mà áp dụng nên sự việc nhùng nhằng không giải quyết được, bên nào cũng có lý. Công an đành khuyên hai bên tự hòa giải.
Tức mình, ông khách móc túi ra luôn 3.000 USD, gọi chủ cơ sở đến nhận với cam kết, số tiền thừa phải được để cứu trợ cho những con chó bị ngược đãi khác. “Tôi kể câu chuyện này để thấy người nước ngoài họ vô cùng khe khắt trong việc chăm sóc thú nuôi” – ông Sinh nói – “Chính vì vậy tôi phải đầu tư Resort hiện đại để nhằm đáp ứng sự khó tính của khách hàng. Resort không chỉ chăm sóc chó, mèo trong điều kiện tối ưu, mà còn có camera định vị toàn cầu, nên khách hàng ở bất cứ đâu, chỉ cần vào mạng internet là có thể theo dõi được hoạt động, sức khỏe của thú cưng. Giá dịch vụ gửi chó, mèo tại đây sẽ không mềm, 300-500 nghìn đồng/ngày đêm.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.