'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
iPrice vừa công bố lượt truy cập của các website thương mại điện tử lớn tại Việt Nam quý III/2019. Theo kết quả này, Lazada tiếp tục giảm sút và rơi khỏi top 3 trang thương mại điện tử lớn, thua cả Thế Giới Di Động - trang chỉ bán hàng công nghệ, không bán hàng hoá tổng hợp.
Cách đây mới hơn một năm, Lazada vẫn đang đứng số 1 về lượng ghé thăm website, nhưng trang này lần lượt để các đối thủ khác vượt qua và hiện chỉ đứng thứ 5 trong các ông lớn.
So với quý II/2017, lượt truy cập trang lazada.com hiện nay giảm gần một nửa, từ 41,1 triệu xuống chỉ còn 24,4 triệu. Trong khi đó, nếu xét theo mốc thời gian này, các đối thủ cùng ngành của Lazada như Tiki, Sendo, Shopee đều tăng.
Lazada bắt đầu tuột giảm kể từ cách đây hai năm. Từ mức truy cập lên tới 50,2 triệu lượt/quý, trang này liên tục lao dốc không phanh. Quý III/2018, trang này chính thức bị Thế Giới Di Động và Shopee vượt qua, trở thành cựu vương từ thời điểm này.
Từ thời điểm bị mất ngôi quán quân, Lazada vẫn giữ được vị trí thứ 3, tuy nhiên vào quý gần nhất (quý III/2019), trang này bất ngờ giảm mạnh và đứng ở vị trí thứ 5 - vị trí tệ nhất trong hơn hai năm gần đây.
Công bằng mà nói, từ cuối năm 2018, cả 3 trang thương mại điện tử mạnh về “đốt tiền” là Lazada, Tiki, Shopee đều giảm dần lượng truy cập. Tuy nhiên trong khi Shopee vẫn giữ được ngôi số 1 thì Lazada xuống chót bảng top 5, Tiki chỉ hơn Lazada 1 bậc. Hai trang khác là Sendo và Thế Giới Di Động vượt lên dẫn trước.
Kể từ khi gia nhập thị trường Việt Nam đến nay, Lazada đã có nhiều thay đổi. Trên bình diện khu vực, năm 2016 Lazada đã được Alibaba (Trung Quốc) mua lại. Tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc đã rót tới 4 tỷ USD để sở hữu 90% cổ phần Lazada, thay hàng loạt nhân sự chủ chốt của Lazada bằng những lãnh đạo cao cấp từ Trung Quốc.
Với chủ trương bành trướng từ Trung Quốc sang thị trường Đông Nam Á, Alibaba bắt đầu bán hàng hoá của thương nhân Trung Quốc trên Lazada. Tại Việt Nam, nhiều sản phẩm rao bán chỉ viết bằng tiếng Anh không hoàn thiện.
Hiện chưa có các báo cáo về tình hình kinh doanh của Lazada. Tuy nhiên theo WSJ, báo cáo tài chính theo quý tính đến tháng 3/2019 của Alibaba thể hiện khối kinh doanh quốc tế (bao gồm Lazada) của công ty này tăng 25% so với cùng kỳ, nhưng doanh thu Lazada giảm 4%. Ở quý sau đó, báo cáo thể hiện doanh thu mảng này tiếp tục tăng 29% nhưng không đề cập Lazada.
WSJ nhận định Lazada đang bị đối thủ Shopee vượt mặt ở nhiều thị trường Đông Nam Á sau gần 4 năm được Alibaba mua lại.
Tại Việt Nam, giữa năm ngoái Lazada đã thay ông Alexandre Dardy - có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam 4 năm - bằng ông Zhang YiXing, người Trung Quốc. Mới đây nhất, hồi đầu tháng 7, Lazada Việt Nam tiếp tục biến động nhân sự khi ông James Dong lên thay ông Zhang YiXing. Điều khá bất ngờ là ông James Dong đang là CEO Lazada Thái Lan. Thực tế cho thấy thị trường tại Việt Nam khá khắc nghiệt, ít thấy trường hợp CEO kiêm nhiệm nào giúp công ty tại Việt Nam phát triển vượt qua các đối thủ mạnh.
Ngoài các biến động nhân sự gần đây, đồng thời xuất hiện nhiều đối thủ mạnh khiến Lazada gặp khó, bản thân hàng hoá bán trên trang này cũng liên tục nhận được phàn nàn, khiếu kiện của khách hàng gửi tới cho ICTnews lẫn các đơn vị truyền thông khác.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.