Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ông Đỗ Văn Sử chia sẻ thêm, Việt Nam coi lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực khuyến khích đầu tư, thậm chí xem là lĩnh vực xã hội hóa được dành hỗ trợ ở mức cao nhất. Tuy nhiên, vốn FDI vào dược phẩm và y tế còn rất khiêm tốn. Nếu chia theo ngành, hiện nông nghiệp là lĩnh vực thu hút vốn FDI thấp nhất, chiếm chưa đến 4% tổng số lượng vốn FDI rót vào Việt Nam. Nhưng nếu tính theo phân ngành, thì mảng dược phẩm, y tế còn thấp hơn nữa, chỉ 5,5 tỷ USD vào 341 dự án, tương đương 1,3% tổng lượng vốn đâu tư nước ngoài vào Việt Nam.
“Sự quan tâm của doanh ngiệp nước ngoài chưa đúng với nhu cầu thực tế vô cùng lớn trong mảng chăm sóc sực khỏe, dược phẩm của thị trường hơn 100 triệu dân”, ông Sử khẳng định.
Theo ông Sử, có nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề nguồn vốn FDI rót vào mảng dược phẩm, y tế còn thấp. Đầu tiên, dược phẩm, y tế là ngành có sự thay đổi chậm hơn so với các ngành khác. Trước đây 100% lĩnh vực này do Nhà nước sở hữu chi phối, sau đó qua quá trình cổ phần hoá, doanh nghiệp tư nhân mới tham gia vào. Tuy nhiên, doanh nghiệp cổ phần hoá với những con người cũ, tư duy cũ, quy trình cũ nên không thể chuyển hoá nhanh.
Về phía doanh nghiệp tư nhân cũng gặp rào cản lớn trong gia nhập thị trường bởi lĩnh vực dược phẩm, y tế là lĩnh vực cần uy tín cao, đi sau sẽ vấp phải vấn đề niềm tin. Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư cần nhiều nhưng xác suất để phát triển thành công một sản phẩm và có thể đưa ra thị trường là vô cùng thấp.
“Trong 10.000 nghiên cứu chỉ có 1 nghiên cứu thành công; nhưng trong 1 nghiên cứu thành công đó, chỉ có 30% thương mại được. Tỷ lệ sản phẩm dược phẩm ra thị trường thành công còn khó hơn trúng số Vietlot”, ông Đỗ Văn Sử ví von.
Chưa kể, Việt Nam tồn tại những khó khăn từ đấu thầu, kiểm soát dược phẩm, công bố sản phẩm, kiểm nghiệm… gây hạn chế đáng kể cho sự phát triển của ngành dược phẩm, y tế Việt Nam.
Từ góc độ cơ quan phụ trách mảng đầu tư, ông tiết lộ nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng tiếp cận và bày tỏ mong muốn được đầu tư vào doanh nghiệp dược. Nhưng để trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, họ vấp phải rào cản trong quy trình thoái vốn, định giá. Với các doanh nghiệp tư nhân, vấn đề quản trị là một điều đáng quan ngại bởi văn hóa Á Đông khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp này vẫn quản trị theo phong cách gia đình. Đây là điều tối kỵ với người nước ngoài.
Một mối lo ngại nữa liên quan đến đội ngũ nguồn nhân lực, cụ thể là năng lực tiếp nhận, triển khai công nghệ trong hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Ông Sử cho rằng để quá trình R&D thành công, mỗi doanh nghiệp dược phẩm, y tế đều cần đội ngũ nhân lực đủ chiều sâu, bề dày kinh nghiệm, bởi “băng dày 3 thước không phải do tuyết rơi 1 đêm”. Dù doanh nghiệp FDI bơm vốn vào máy móc thiết bị, nhưng thiếu lực lượng lao động thì vẫn không thể vận hành được.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.