Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
Yếu tiềm lực và thiếu động lực
Trao đổi tại một hội thảo về công nghiệp hỗ trợ được tổ chức gần đây, ông Mẫn Chí Trung, Tổng Giám đốc Công ty An Trung Industries (Hải Dương) cho biết, với mô dân số Việt Nam gần 100 triệu người, nhu cầu sử dụng đồ điện tử, ô tô, xe máy rất lớn, nên đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện cung cấp cho các ngành này. Mặc dù cơ hội rất lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ. Trước hết, chi phí đầu tư ban đầu vào lĩnh vực này tốn kém hơn các lĩnh vực khác, bởi máy móc đòi hỏi rất hiện đại và có độ chính xác cao. Nhà xưởng cũng phải đạt tiêu chuẩn cao nhất. Nguồn nhân lực cũng phải tuyển chọn kỹ lưỡng, đồng thời phải bỏ ra chi phí lớn để đào tạo cho chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ngoài được miễn, giảm tiền thuê mặt bằng thời gian đầu như mọi doanh nghiệp khác đầu tư vào khu công nghiệp, công ty ông không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào khác.
“Doanh nghiệp cần nhất là vốn và công nghệ thì cả hai đều không được hỗ trợ”, ông Trung nói.
Giám đốc một công ty cơ khí, đang là nhà cung ứng cho một số doanh nghiệp ô tô FDI tại Việt Nam tâm sự: một linh kiện đơn giản nhất là những con ốc vít dùng trong xe ô tô, vặn vào đâu cũng phải có thông số kỹ thuật riêng. Muốn sản xuất phải trải qua tính toán trên lý thuyết, rồi đến thử nghiệm và đầu tư công nghệ. Tức là đòi hỏi nhà sản xuất phải nắm được từ kỹ thuật, công nghệ cho đến lựa chọn vật liệu... Quá trình này rất vất vả, tốn kém cả thời gian lẫn chi phí.
“Đầu tư vào sản xuất công nghiệp thì khó khăn vất vả đủ thứ, lợi nhuận lại thấp. Doanh thu của doanh nghiệp có thể lên tới 500 tỷ đồng/năm nhưng lợi nhuận cuối cùng có khi chỉ đạt vài tỷ đồng”, vị giám đốc này than thở.
Một chuyên gia từ Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) kể, có doanh nghiệp Việt mất đến 4 năm phấn đấu mới đạt điều kiện nhà cung ứng cấp 2 cho một tập đoàn công nghiệp đa quốc gia có nhiều nhà máy ở Việt Nam, nhưng đạt được rồi thì không muốn vươn lên nữa mà bỏ ngang, để chuyển sang làm bất động sản vì thấy lợi nhuận lớn hơn.
Thực tế, những năm qua giá đất liên tục tăng. Có nơi giá tăng hơn 100%, có nơi tới 200% sau thời gian ngắn. Đầu cơ đất đai kiếm lời hơn cả chục lần, mà chẳng phải tính toán, thử nghiệm kỹ thuật, đầu tư công nghệ làm gì, bởi có thành công thì lợi nhuận thu về cũng chẳng nhiều, không bằng mua miếng đất bỏ đó mấy năm sau ăn lời bạc tỷ, anh nói.
Đến nay, Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do. Sản xuất hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu sẽ hưởng nhiều ưu đãi. Đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam thời gian qua chiếm 60% là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt tham gia vào lĩnh vực này rất mờ nhạt.
Ông Mẫn Chí Trung tâm sự, có sang Trung Quốc mới thấy, các công ty trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của Trung Quốc được tạo điều kiện rất tốt về đất đai, nhà xưởng, nguồn vốn và thuế. Không những thế, Nhà nước còn kết nối doanh nghiệp với chuyên gia, đơn vị nghiên cứu và các doanh nghiệp nước ngoài, hỗ trợ thu hút người tài, liên kết với nhau... Còn ở Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp phải “độc lập tác chiến”.
Vay vốn không được ưu đãi phải chịu lãi suất cao, đầu tư lớn, sản xuất rất vất vả, cực nhọc mới tạo ra sản phẩm có chất lượng mà lợi nhuận thấp. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam không có động lực tham gia vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.
Nội lực yếu và nỗi lo 'bẫy thu nhập trung bình'
Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thời gian qua cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân hiện nay chủ yếu hoạt động ở các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng,... ít tham gia vào sản xuất công nghiệp. Hơn 50% doanh nghiệp dân doanh vay vốn ngân hàng, chủ yếu để trang trải hoạt động, chứ ít đầu tư cho đổi mới sáng tạo, thiết bị máy móc hay công nghệ. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao rất thấp, so với các nước trong khu vực chỉ đạt 2%. Nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, khoảng 0,2-0,3% tổng doanh thu. Số doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI là hết sức hạn chế, đặc biệt ở những lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao như sản xuất ô tô, thiết bị điện tử. Có rất ít mối liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam với doanh nghiệp FDI.
Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỷ USD. Trong đó, doanh nghiệp trong nước đạt 32,8 tỷ USD và doanh nghiệp FDI đạt 38,8 tỷ USD. Năm 2010, doanh nghiệp trong nước đóng góp 45,8% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đến năm 2022, xuất khẩu của cả nước đạt 371 tỷ USD thì doanh nghiệp FDI chiếm 275 tỷ USD tương đương với 74%, còn doanh nghiệp trong nước chỉ đóng góp khoảng 26% vào tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hiện chúng ta là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, đang phấn đấu đến năm 2030, trở thành nước có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao. Muốn vậy, trước tiên phải vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, con đường trở thành nước thu nhập cao, không thể bỏ qua công nghiệp chế biến chế tạo.
Hiện nay tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến chế tạo chiếm chưa tới 20% trong GDP hàng năm. Mục tiêu của Chính phủ là tăng tăng tỷ trọng này trong GDP lên mức trên 25% vào giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu này có thể đạt được, nhưng chưa chắc đã gắn với sự đóng góp của lực lượng doanh nghiệp trong nước, chủ yếu vẫn dựa nhiều vào các doanh nghiệp FDI. Đến một lúc nào đó, những lợi thế dành cho doanh nghiệp FDI giảm so với các nước khác, họ rút đi, sẽ để lại một ngành công nghiệp chế biến yếu kém và không đủ năng lực cạnh tranh. Đã có rất nhiều cảnh báo về những quốc gia sập “bẫy thu nhập trung bình” thường có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo kém phát triển, kém đa dạng với năng suất lao động thấp.
Trước thực tế này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần rà soát lại, xem xét tích hợp, bổ sung các cơ chế, chính sách cần thiết để xây dựng một chương trình tổng thể về khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến chế tạo có quy mô quốc gia. Không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Coi doanh nghiệp FDI là động lực dẫn dắt, còn doanh nghiệp trong nước là nền tảng vững chắc để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Phải xây dựng được lực lượng doanh nghiệp trong nước vững mạnh, có quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt và hình thành chuỗi cung ứng trong nước, vươn ra cạnh tranh toàn cầu.
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.
(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.