Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Quan sát các con số thống kê, PGS.TS. Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM cho biết, 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng không khả quan ở tất cả các khu vực, nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng.
Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 3,72%. Khu vực công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng thấp nhất từ 2010 (đạt 1,13%).
Khu vực dịch vụ tăng 6,33%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ của 2011-2015, nhưng lại thấp hơn mức tăng trưởng cùng kỳ của 2016-2022, trừ hai năm đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, cơ cấu tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2023 có sự thay đổi lớn so với các năm trước. Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 9,28%; khu vực công nghiệp - xây dựng chỉ đóng góp 11,87%; khu vực dịch vụ đóng góp 78,85%
Sản xuất công nghiệp đối mặt với một năm đầy khó khăn trong bối cảnh giảm nhu cầu tiêu dùng tại nhiều nước đối tác thương mại lớn giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát. Giá trị tăng thêm toàn ngành 6 tháng đầu năm chỉ ở mức 0,44%, là mức tăng thấp nhất cùng kỳ các năm 2011-2023, và chỉ đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
"Cơn bĩ cực của ngành công nghiệp chế biến chế tạo chưa đến hồi kết khi vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu", PGS.TS. Nguyễn Đức Trung nói.
Về ngành xây dựng, lĩnh vực này đạt mức tăng trưởng cao hơn so với năm trước nhưng vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. 6 tháng đầu năm 2023, giá trị tăng thêm là 4,74%, cao hơn so với với mức tăng 6 tháng đầu năm 2022 (3,65%) nhưng thấp hơn mức trung bình trong giai đoạn từ 2011-2022 (5,6%/năm).
PGS. TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam bày tỏ lo ngại khi, 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng lên còn số mới gia nhập giảm so với cùng kỳ.
“Nhìn vào doanh nghiệp sẽ biết trước được rất khó để hoàn mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%. Trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn như vậy, tăng trưởng nửa cuối năm dựa trên cơ sở nào, đặc biệt khi FDI năm nay cũng được đánh giá là khó khăn và tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm dựa vào ai?”, ông Thiên đặt vấn đề.
Ngoài ra, theo PGS. TS Trần Đình Thiên, các trung tâm tăng trưởng cũng đang khó khăn. Chỉ số sử dụng lao động giảm mạnh nhất ở các tỉnh có lợi thế về công nghiệp chế biến chế tạo như Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên, Bắc Ninh. Thực trạng này cũng đặt ra nhiều vấn đề với triển vọng công nghiệp của Việt Nam.
“Sau hai, ba năm COVID-19 nền kinh tế kiệt quệ, Việt Nam vẫn đang xử sự như một nền kinh tế trong trạng thái bình thường, cần tìm các giải pháp mang tính khác thường”, ông đề xuất.
Ông Thiên nhấn mạnh đây là thời điểm đặc biệt khó khăn với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, cộng hưởng với những cái khó bên ngoài. Giai đoạn này cũng cho phép Việt Nam nhận diện lại cấu trúc kinh tế, nền kinh tế dựa vào lao động rẻ đang có vấn đề.
Về dư địa chính sách để phục hồi kinh tế, PGS.TS Nguyễn Đức Trung cho rằng, dư địa chính sách tiền tệ còn rất ít so với chính sách tài khóa phản chu kỳ và Việt Nam đang chậm trễ trong chính sách tài khoá phản chu kỳ để xử lý các vấn đề hiện nay.
Ông nhấn mạnh lãi suất cần phải để phù hợp với rủi ro của doanh nghiệp vay vốn, ngoại trừ các trường hợp ưu tiên. Nhận định chung thời gian tới, PGS.TS. Nguyễn Đức Trung cho rằng "chúng ta phải dần quen với khái niệm tăng trưởng thấp ổn định, hay tăng trưởng phù hợp nhất với điều kiện thực tế, kinh tế chỉ có thể tăng trưởng cao trở lại như xưa nếu có các giải pháp mang tính đột phá".
Theo ông Trung, để tăng trưởng GDP cả năm đạt 6%, tăng trưởng quý III phải đạt 6,8%, quý IV là 9%, Với kịch bản này, tính chung 6 tháng cuối năm tăng trưởng phải đạt 8%. Đây là mục tiêu rất thách thức.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.