Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng, 6 tháng đầu năm 2023, thu hút đầu tư ngoài nước vào Đà Nẵng đạt thấp. Cụ thể, thu hút đầu tư 6 tháng đầu năm là 64 dự án FDI cấp mới, tổng vốn đầu tư 10,6 triệu USD, bằng 46,33% cùng kỳ năm 2022; điều chỉnh tăng vốn 13,9 triệu USD; góp vốn mua cổ phần 2,76 triệu USD.
Cộng dồn tổng vốn đầu tư vào TP. Đà Nẵng kể cả cấp mới, tăng vốn, mua cổ phần là gần 27,3 triệu USD, bằng 60,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Chiều 18/7, tại phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 12, HĐND TP. Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đại biểu Đoàn Ngọc Chung (Tổ đại biểu quận Thanh Khê) đặt vấn đề: “Việc thu hút FDI 6 tháng đầu năm 2023 đạt rất thấp, vấn đề đặt ra là tại sao thu hút FDI đạt thấp như vậy, trong khi các tỉnh và cả nước đều đạt và tăng. Xin hỏi Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng cuối năm dự kiến sẽ thu hút đầu tư FDI vào thành phố như thế nào? Việc thu hút đầu tư FDI 6 tháng đầu năm thấp như vậy, trách nhiệm thuộc về đơn vị nào?”, đại biểu Chung đặt câu hỏi.
Bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng, cho biết: “Trong thời gian vừa qua, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp tuy nhiên thu hút FDI trong 6 tháng đầu năm mới đạt được 10,6 triệu USD, bằng 46,33% cùng kỳ năm 2022. Con số chưa đạt như kỳ vọng”.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng, cho biết việc thu hút FDI đạt thấp có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chung là do các tập đoàn lớn đang thận trọng và xem xét việc đầu tư lớn vào Việt Nam trước chính sách thuế tối thiểu toàn cầu. Bên cạnh đó, kể từ sau dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, chiến sự Nga - Ukraine kéo dài, lạm phát tăng cao, tâm lý nhà đầu tư hạn chế đầu tư mới để hạn chế rủi ro và bảo tồn vốn. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng lo tập trung rà soát, khôi phục lại hoạt động các dự án đang tạm dừng.
Đối với Đà Nẵng, việc thu hút đầu tư chủ yếu tập trung vào Khu công nghiệp (KCN), Khu công nghệ cao (KCNC). Tuy nhiên, Đà Nẵng hướng đến thành phố môi trường, thông minh, phát triển công nghiệp công nghệ cao, do vậy việc kêu gọi đầu tư vào KCN cần có sự chọn lọc về công nghệ, xem xét kỹ về quy mô và đánh giá về tác động của môi trường.
Trong khi đó, quỹ đất ngoài KCN hầu hết quy mô nhỏ nên việc thu hút nhà đầu tư FDI lớn khó khăn. Đồng thời, hiện quỹ đất trong KCN không còn nhiều, việc kêu gọi đầu tư xây dựng các KCN mới còn chậm.
Bên cạnh đó, thành phố đang trong quá trình lập quy hoạch phân khu và đang chờ kết quả. Do vậy, các vấn đề về quy hoạch, đất đai về đầu tư, thành phố chưa đảm bảo tính sẵn sàng để kêu gọi nhà đầu tư.
“Việc kêu gọi nhà đầu đối với một số dự án có quỹ đất sạch, thủ tục triển khai còn khá dài từ lập quy hoạch cho đến lập phương án đấu giá. Vì vậy, vừa qua thành phố có tình trạng chậm đấu giá quyền sử dụng đất đối với một số dự án”, bà Tâm thông tin.
Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng, để thu hút đầu tư trong thời gian sắp tới, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thành phố sẽ tập trung nghiên cứu và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư đối với các tập đoàn lớn trên cơ sở tình hình thu hút đầu tư của thành phố. Thành phố cũng sẽ tập trung hoàn thành quy hoạch các phân khu; các sở ngành sẽ rà soát đẩy nhanh tiến độ các thủ tục về quy hoạch, lập phương án đấu giá đất, chủ động xây dựng phương án đấu giá để sẵn sàng kêu gọi nhà đầu tư. Đồng thời, thành phố cũng chủ động với các Bộ, ngành xây dựng quy trình tiêu chí đấu thầu đối với các dự án lớn mà hiện nay chưa có quy định về đấu thầu chuyên ngành.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.