Tỷ phú tự thân Trịnh Văn Quyết trải lòng về đầu tư và sự thần kỳ của Faros

Anh Hùng - 08/12/2016 20:09 (GMT+7)

(VNF) - Tỷ phú tự thân cho hay việc trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với tài sản vượt mức tỷ USD mới đây đã không tác động đáng kể đến cuộc sống cũng như công việc của ông.

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết, một trong những diễn giả tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN 2016 do Bloomberg tổ chức sáng 8/12 tại Hà Nội đã trải lòng về câu chuyện kinh doanh và cuộc sống của mình với báo giới.

Ông Quyết cho rằng niện nay, chủ trương của Nhà nước, Chính phủ là khuyến khích, xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nên "đó là cơ sở, tiền đề để chúng tôi tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này". 

Theo doanh nhân này, việc sửa đổi Luật Nhà ở, Chính phủ đã có những tháo gỡ để cho các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu nhà ở thương mại cũng như nhà ở nghỉ dưỡng. Từ chủ trương đó, cộng với môi trường đầu tư, tính thanh khoản của thị trường, chắc chắn nhu cầu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng trong tương lai là rất lớn.

Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay mới chỉ bắt đầu, mà FLC hiện là một trong những doanh nghiệp đi đầu đối với lĩnh vực này.

"Những năm tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra thị trường đa dạng các sản phẩm căn hộ khách sạn nghỉ dưỡng, biệt thự trong khu nghỉ dưỡng, tại Quy Nhơn, Hạ Long, Thanh Hóa…", ông nói.

Trả lời câu hỏi liệu FLC có tính đến việc vay vốn nước ngoài khi đã và đang đầu tư lớn hay không, tỷ phú trẻ tuổi cho rằng nguồn vốn nào cũng quý, quan trọng là "tính toán thế nào để nguồn vốn đó được sử dụng hiệu quả, với chi phí thấp nhất".

"Về việc huy động vốn ngoại, như bán trái phiếu lần đầu tiên ra quốc tế, chúng tôi đang đàm phán với một số tổ chức, định chế tài chính nước ngoài. Hiện chúng tôi vẫn chưa vay một nguồn vốn nước ngoài nào, mà hoàn toàn dùng nguồn vốn nội lực, như vốn tự có, vốn của khách hàng đã và đang đầu tư vào bất động sản của FLC, vốn vay ngân hàng trong nước...", ông nói.

Doanh nhân này cũng cho hay hiện tại, FLC đã và đang triển khai hoặc đưa vào sử dụng nhiều quần thể bất động sản nghỉ dưỡng với số vốn đầu tư lớn trong nước, như tại Quy Nhơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc...

Đối với mỗi doanh nghiệp, trong mỗi giai đoạn đều có những tính toán đầu tư như thế nào thì phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở giai đoạn đó. Với FLC hiện nay, bất động sản thương mại và nghỉ dưỡng đang được tập đoàn tập trung nguồn lực nhiều hơn, nhưng đồng thời tập đoàn cũng quan tâm tới nhà ở xã hội và "có lẽ trong giai đoạn khoảng 2017 - 2018, chúng tôi sẽ đầu tư vào lĩnh vực này".

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết tự tin rằng việc giá cổ phiếu ROS tăng nhanh là "do cung cầu của thị trường"

Tỷ phú tự thân cũng cho hay việc trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với tài sản vượt mức tỷ USD mới đây đã không tác động đáng kể đến cuộc sống cũng như công việc của ông.

"Với một doanh nghiệp niêm yết, giá cổ phiếu lên xuống theo quy luật của thị trường, và được đánh giá công khai trên thị trường chứng khoán. Đối với hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, tôi không thấy không có gì thay đổi hay xáo trộn", ông nói.

Về sự tăng giá nhanh chóng của cổ phiếu ROS, ông Trịnh Văn Quyết cho rằng việc giá cổ phiếu tăng như vậy không có gì là bất thường, mà là "do cung cầu của thị trường, sau ba tháng kể từ khi niêm yết".

"Tôi là cổ đông lớn nhất tại Faros khi chiếm tới gần 70% cổ phần, nên nếu có bán ra thì sẽ phải công bố. Mà chắc chắn tôi không bán ra, mà còn có ý định mua vào nữa, vì tôi biết rõ giá trị doanh nghiệp của Faros. Đơn giản bởi Faros không chỉ là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, mà còn là một chủ đầu tư về bất động sản".

"Faros đã và đang sở hữu nhiều bất động sản, hàng ngàn ha đất tại các tỉnh thành và các bãi biển đẹp trong cả nước. Tôi là cổ đông lớn, nên tôi hiểu được giá trị, hiểu được những gì mà Faros đã và đang đầu tư", ông khẳng định.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

(VNF) - Lĩnh vực công nghệ đã có một năm phi thường khi việc định giá các công ty như Nvidia, Meta và Amazon tăng vọt giúp nâng thị phần của lĩnh vực này trong S&P 500 lên mức 30%, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh bùng nổ này, người ta gần như dễ dàng bỏ qua những thách thức mà những “gã khổng lồ" công nghệ ở những khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Quốc, phải đối mặt.

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

(VNF) - Nhiều chuyên gia chung nhận định, kiến nghị quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt trong mua, bán vàng mang tính khả thi không cao, muốn triển khai cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

(VNF) - AstraZeneca đã bắt đầu thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn thế giới, động thái diễn ra sau khi hãng thừa nhận tác dụng phụ hiếm gặp gây đông máu của loại vaccine này.

 Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

(VNF) - Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu đang được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án 11.700 tỷ đồng

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

(VNF) - Doanh thu của Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 1.250 tỷ NDT (17,6 tỷ USD) vào năm 2023 nhờ nhu cầu đi lại tăng vọt. Tuy nhiên, quyết định tăng giá vé tới 20% của công ty này mới đây đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân trong nước.

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức lãi 12 quý liên tiếp, đang từng bước tái cơ cấu tài chính, vừa mua lại trước hạn 300 tỷ đồng trái phiếu.

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

(VNF) - Sau 46 năm thành lập thương hiệu, Tường An cho ra mắt dòng sản phẩm nước mắm và hạt nêm mới trên thị trường quy mô dự đoán sẽ đạt 40,812 tỷ trong năm 2026. Bước đi này được xem là một cơ hội mới cho Tường An tại ngành hàng gia vị thiết yếu.

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

(VNF) - Xuân Cầu Holdings và CityLand được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.518 tỷ đồng.

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.