Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo ông Trần Đức Nghĩa, hiện nay, các địa phương chống dịch covid - 19 thiếu đồng nhất nên gây ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp cả về hoạt động lẫn kinh tế.
"Trong suốt năm qua, các doanh nghiệp vận tải đường bộ đang ở trong tình trạng kiệt quệ, vì gánh những tác động mạnh từ dịch bệnh, doanh thu suy giảm, chi phí tăng lên. Ví dụ, một công ty có 150 lái xe, hiện hàng tháng phải chi trả hơn 300 triệu đồng phí xét nghiệm các loại. Đây là một chi phí khủng khiếp", ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa cũng cho hay, việc chống dịch là quan trọng và ưu tiên hàng đầu theo chỉ đạo từ Chính phủ, tuy nhiên, do cách chống dịch tại địa phương thiếu đồng nhất, lại không có cơ quan nào đứng ra lĩnh xướng biện pháp phòng dịch, dẫn tới khó khăn ở khắp mọi nơi cho doanh nghiệp.
Ví dụ, trên địa bàn Quảng Ninh, tôi không hiểu lý do vì sao khi vào khu vực cửa khẩu phải test trong khi bắt đầu vào tỉnh lái xe đã phải test PCR. Sự thiếu nhất quán còn thể hiện ở việc các địa phương ứng xử thế nào đối với đường quốc lộ.
"Hay như tại Hải Dương khi dịch lần 3 bùng phát, UBND tỉnh đã cho đóng cửa quốc lộ 18 và quốc lộ 52. Trong khi đó, tại lần dịch thứ 4, Bắc Ninh và Bắc Giang vẫn duy trì vận chuyển hàng hoá quốc lộ 1A và 18 bình thường, mặc dù mức độ dịch bệnh tại đây nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đây chính là điểm thành công của địa phương trong việc chống dịch mà không đóng cửa quốc lộ", ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa cũng đưa ra nhận xét về sự khác biệt giữa TP.HCM và Hà Nội. Cụ thể như, trong khi quốc lộ 1A qua địa bàn TP.HCM không bị đóng cửa khi áp dụng Chỉ thị 16 thì tại Hà Nội đã nhất quán quan điểm đóng cửa quốc lộ 1A để phong toả địa bàn.
"Tôi cho rằng trong trường hợp này chúng ta hoàn toàn có lựa chọn khác để đảm bảo quá trình lưu thông hàng hoá trên quốc lộ khi đi qua đị phận của mình", ông Nghĩa chia sẻ.
Ngoài ra, ông Nghĩa cũng nêu vấn đề khác biệt trong quy định phòng chống dịch bệnh còn liên quan tới thời hạn và cách thức test với lái xe. Đặc biệt, khi ban hành quy định, hầu hết các địa phương có xu hướng áp dụng rất nhanh gây lúng túng cho doanh nghiệp.
"Ví dụ tại Hải Phòng từ ngày 18 đến 20/7, 3 cửa ngõ đi vào Hải Phòng bị ách tắc nghiêm trọng bởi áp dụng dán tem cho các phương tiện và xét nghiệm lái xe trong khi các tỉnh khác chưa áp dụng, các DN chưa thể cập nhật thông tin. Điều này gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Hiệp hội chúng tôi ước tính tình trạng trên đã gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ đồng/ngày. Tôi sợ rằng, tình trạng này sẽ tiếp tục tái diễn tại nhiều tỉnh thành trên cả nước", ông Nghĩa nói.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.