Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Những ngày đầu năm mới, hoạt động xuất khẩu tại khu vực cửa khẩu phía Bắc có nhiều chuyển biến tích cực.
Lượng xe tồn giảm, nhiều mặt hàng được thông quan ngay từ những ngày đầu tiên của năm Nhâm Dần sau khi Trung Quốc hạn chế thông quan trước đó.
Tuy nhiên, để tránh lặp lại tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu, Bộ Công Thương liên tục cảnh báo các địa phương, chủ hàng cần đảm bảo an toàn dịch bệnh trên bao bì hàng hóa, nông sản xuất khẩu, phương tiện vận chuyển…
Đây cũng là nội dung nhằm thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Chuyển biến tích cực
Theo báo cáo nhanh của Bộ Công Thương, những ngày gần đây, trên 300 xe vận chuyển hàng mới, chủ yếu là nông sản từ nhiều tỉnh, thành phố đã đến các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn.
Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị đã mở cửa, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu từ mùng 3 Tết, sớm hơn so với năm 2021 tới 4 ngày.
Các cửa khẩu đường bộ của Lạng Sơn là điểm kết nối xuất nhập khẩu quan trọng của cả nước và khu vực ASEAN với thị trường Trung Quốc.
Do vậy, những thuận lợi đầu năm ngay lập tức thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước đưa nông sản lên biên giới.
Cùng với đó, sau khi thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh hội đàm với thành phố Đông Hưng (Trung Quốc), lịch nghỉ Tết và lịch hoạt động thông quan cũng đã được điều chỉnh. Hàng hải sản tươi sống và nhiều hàng hóa khác đã được thông quan từ mùng 3 Tết.
Đặc biệt, thành phố Móng Cái đã kiểm soát, duy trì việc lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với hàng hóa, lái xe trung chuyển, doanh nghiệp, cư dân biên giới ra vào khu vực cửa khẩu, lối mở; thực hiện phân luồng, đưa hàng hóa tồn đọng tại địa bàn thành phố đến các cửa khẩu khác hoặc thay đổi cách thức xuất khẩu.
Trước đó, Bộ Công Thương đã thực hiện hàng loạt giải pháp như gửi công thư, gặp gỡ đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu tại cửa khẩu.
Đồng thời, liên tục tổ chức Đoàn công tác đi làm việc trực tiếp tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai ngay trong những ngày căng thẳng nhất; ban hành Quyết định số 54/QĐ-BCT về việc thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc (Ban chỉ đạo) và họp phiên thứ nhất vào ngày 18/1.
Đến ngày 24/1/2022, Đoàn công tác do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Ban chỉ đạo dẫn đầu tiếp tục làm việc với lãnh đạo các tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh. Ngay sau đó, Trung Quốc đã khôi phục thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) - cửa khẩu đặc biệt quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 8 giờ ngày 8/2, trên tuyến biên giới phía Bắc, có 13/76 cửa khẩu, lối mở đang hoạt động; trong đó, cửa khẩu quốc tế đang hoạt động là 5/7 cửa khẩu, cửa khẩu phụ đang hoạt động là 3/21, lối mở/điểm thông quan đang hoạt động là 1/42 (Lối mở Km3+4 Hải Yên - Quảng Ninh).
Sau Tết Nguyên đán, tổng lượng xe chờ xuất khẩu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc tính tại thời điểm 8 giờ ngày 8/2 là 1.982 xe, giảm 51 xe so với ngày 7/2/2022; trong đó, tại Lạng Sơn là 1.267 xe, Quảng Ninh là 610 xe, Lào Cai là 105 xe và Cao Bằng không có xe tồn.
Đáng chú ý, nhiều cửa khẩu tại biên giới đã quay lại làm việc từ rất sớm; năng lực thông quan được phục hồi tương đối tốt, khác hẳn với thời điểm cao điểm ùn tắc cuối năm 2021.
Nhận định về tình hình ùn tắc tại cửa khẩu biên giới, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Đợt ùn tắc gần đây có nguyên nhân trực tiếp là do Trung Quốc siết chặt các biện pháp phòng dịch khiến năng lực thông quan giảm đáng kể.
Tình trạng này cho thấy những rủi ro của hoạt động xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đặc biệt là xuất khẩu tiểu ngạch.
Do vậy, các tỉnh vùng trồng cần quan tâm hơn nữa và có biện pháp thiết thực để kết nối nông dân, thương lái với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Nguy cơ ùn ứ có thể tái diễn
Sau 10 ngày hoạt động xuất khẩu tại khu vực cửa khẩu “đón lộc” đầu năm thuận lợi thì hai ngày trở lại đây nhiều dự báo cho rằng có khả năng nguy cơ ùn ứ sẽ sớm quay trở lại nếu không có các giải pháp linh hoạt, kịp thời.
Theo nhận định, Trung Quốc vẫn kiểm soát nghiêm ngặt virus SARS-CoV-2 trên bao bì nông sản với chiến lược “Zero COVID” nên hiệu suất thông quan hàng ngày tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc rất thấp, trung bình mỗi ngày chỉ giải phóng khoảng 90 - 100 xe xuất khẩu hàng hóa.
Trong khi đó, lượng xe chở hàng hóa từ nội địa lên các cửa khẩu biên giới đang có xu hướng tăng nhanh sau Tết Nguyên đán.
Riêng địa bàn tỉnh Lạng Sơn có ngày lên tới 200 xe mới, chủ yếu là các mặt hàng nông sản, trái cây tươi như: thanh long, mít, xoài, dưa hấu…
Xe cũ chưa thông quan được, xe mới vẫn tiếp tục “kéo” hàng lên khiến tình trạng ùn ứ nông sản bắt đầu gia tăng tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma và dự báo sẽ gây ùn ứ lớn tại các bến bãi, khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Chính vì vậy, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã thông báo tạm thời dừng tiếp nhận phương tiện chở mặt hàng hoa quả tươi lên cửa khẩu đường bộ của tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu sang Trung Quốc. Thời gian thực hiện từ ngày 16/2 đến hết ngày 25/2.
Theo Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, trên địa bàn tỉnh có 4 cửa khẩu gồm: Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu quốc tế Ga đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu Quốc gia Chi Ma và cửa khẩu phụ Tân Thanh đang tích cực hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, do các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nghiêm ngặt của phía Trung Quốc nên hiệu suất thông quan vẫn rất thấp, trung bình chỉ giải phóng được khoảng 70 - 90 xe/ngày.
Tính đến sáng ngày 11/2, tổng lượng xe hàng chờ xuất khẩu tại 3 khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma đạt 1.646 xe; trong đó có 1.390 xe chở hoa quả tươi, chiếm gần 85% tổng số xe hàng chờ xuất khẩu.
Với tình hình lưu lượng hàng hóa từ các tỉnh tiếp tục lên cửa khẩu chờ xuất khẩu và năng lực thông quan như dự báo sẽ gây ùn ứ lớn tại các bến bãi, khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới, gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.
Do đó, Sở Công Thương Lạng Sơn đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cần cập nhật thông tin về tình hình thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, thường xuyên phối hợp chỉ đạo điều tiết hàng hóa xuất khẩu phù hợp với thực tiễn, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Mới đây, Sở Công Thương Lào Cai đã có công văn số 179/SCT-XNK gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lào Cai, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lào Cai đề nghị chủ động tăng cường kiểm soát, phòng, chống dịch đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu.
Để chủ động tầm soát, đảm bảo an toàn môi trường xuất nhập khẩu, Sở Công Thương tỉnh Lào Cai đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thông báo, khuyến cáo các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của tỉnh tăng cường phòng, chống dịch, kiểm soát tốt các khâu từ thu hoạch, bốc xếp, đóng gói hàng hóa và cập nhật số lượng hàng hóa, phương tiện thông quan… trên Cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai tại địa chỉ http://sct.laocai.gov.vn.
Về phía địa phương, Sở Công Thương Bình Thuận đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền các địa phương, Ban quản lý các Khu công nghiệp, Liên minh Hợp tác xã và hiệp hội ngành nghề trong tỉnh khẩn trương thông báo tình hình đến doanh nghiệp, hợp tác xã là thành viên có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới phía Bắc để có kế hoạch đưa hàng lên cửa khẩu hợp lý.
Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Thuận cũng đề nghị các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật tình hình và yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đồng thời xem xét lựa chọn các phương thức vận tải khác như qua cảng biển, đường sắt nhằm giảm tải cho cửa khẩu đường bộ.
Ngoài ra, chú trọng, quan tâm thực hiện các giao dịch xuất khẩu theo thông lệ quốc tế thông qua hợp đồng mua bán ngoại thương, liên hệ chủ hàng phía Trung Quốc để đàm phán chuyển dần sang hình thức chính ngạch.
Đặc biệt, tỉnh đã chủ động thực hiện lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trên vỏ bao bì bọc quả thanh long và thùng carton đựng thanh long, kiểm soát chặt chẽ từ khâu thu hoạch, phân loại, đóng gói, bốc xếp hàng hóa, đảm bảo không có virus SARS-CoV-2.
Để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cũng yêu cầu các địa phương biên giới giáp Trung Quốc, các bộ tiếp tục tổ chức các hoạt động ngoại giao tương ứng với cơ quan chức năng của Trung Quốc nhằm tạo điều kiện, thống nhất thời gian mở cửa; tăng thời gian làm việc tại khu vực cửa khẩu.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp khẩn trương chuyển đổi phương thức sản xuất theo quy hoạch, phải có kế hoạch, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn truy xuất hàng hóa để giảm thiểu rủi ro.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.