Vai trò của Luật Đầu tư với hoạt động đầu tư tài chính tại Việt Nam

Luật sư Trần Phương Bắc - 21/08/2022 14:45 (GMT+7)

(VNF) - Luật Đầu tư (2020) được ban hành ngày 17/6/2020 nhằm thay thế Luật Đầu tư 2015. Luật Đầu tư (2020) điều chỉnh các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, trong đó bao gồm cả các hoạt động đầu tư tài chính.

VNF
Có 6 yếu tố quan trọng sẽ khiến Blockchain làm thay đổi trong cuộc chơi bất động sản.

Các “hoạt động đầu tư tài chính” được tạm hiểu là các hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp, thông qua việc mua cổ phần và phần vốn góp của doanh nghiệp hoặc đầu tư vào các công cụ nợ, giấy tờ có giá hoặc các loại chứng khoán khác do doanh nghiệp phát hành. Thông thường, các nhà đầu tư tài chính không trực tiếp tham gia vào việc quản lý hoặc điều hành doanh nghiệp, tuy nhiên cũng có một số trường hợp các nhà đầu tư tài chính cũng có được một hoặc một số chỗ trong hội đồng quản trị của doanh nghiệp.

Như là một phần của các hoạt động đầu tư, đầu tư tài chính cũng được pháp luật công nhận theo các quy định tại điều 5 (Chính sách đầu tư) như “quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”, “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư” hoặc “Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế”.

Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư tài chính cũng được pháp luật bảo vệ và bảo hộ thông qua các chính sách nêu tại điều 10 (Bảo đảm quyền sở hữu tài sản), điều 11 (Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh), điều 12 (Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài), điều 13 (Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật).

Như đã nói ở trên, đầu tư tài chính thường không gắn liền với việc thành lập và quản lý doanh nghiệp (đầu tư trực tiếp) mà các hoạt động đầu tư tài chính chủ yếu thông qua việc mua phần góp vốn hoặc cổ phần của công ty, đầu tư thông qua các công cụ tài chính và công cụ nợ khác. Đối với việc mua phần vốn góp hoặc cổ phần của công ty, Luật Đầu tư có các quy định cụ thể tại điều 24 (Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp), điều 25 (Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp) và điều 26 (Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp).

Luật Đầu tư không điều chỉnh các hoạt động đầu tư tài chính khác như mua trái phiếu, mua bán các công cụ nợ, các công cụ tài chính khác trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên Luật Đầu tư lại cho phép đầu tư tài chính ra nước ngoài. Cụ thể, điểm d và đ khoản 1, điều 52 quy định hình thức đầu tư “Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài” và “Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư”. Nhà đầu tư tài chính ra nước ngoài cũng cần tuân thủ các quy định về xin chấp thuận hoặc đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư tài chính giống như các hoạt động đầu tư khác cũng phải tuân thủ một số quy định như không được đầu tư vào các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại điều 6 như kinh doanh ma tuý, các hoá chất và khoáng vật bị cấm, các loại động vật, thực vật hoang dã nằm trong danh sách cấm buôn bán, kinh doanh mại dâm, mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người, hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người, kinh doanh pháo nổ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Nhà đầu tư tài chính cũng phải chịu một số hạn chế trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như quy định tại điều 7, là các hoạt động kinh doanh phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Ngoài ra, nếu nhà đầu tư tài chính là nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư tài chính đó còn phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như quy định tại điều 9 bao gồm Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, gồm: a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường và b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

Trong trường hợp nhà đầu tư tài chính nước ngoài nếu không thuộc trường hợp chưa được tiếp cận thị trường hoặc tiếp cận thị trường có điều kiện thì nhà đầu tư tài chính nước ngoài sẽ được phép đầu tư như nhà đầu tư trong nước. Đối với ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư tài chính nước ngoài phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế hoặc hình thức và phạm vị hoạt động đầu tư, năng lực của nhà đầu tư hoặc các điều kiện khác do pháp luật quy định.

Một điểm đáng chú ý liên quan đến các nhà đầu tư tài chính nước ngoài là các hạn chế về tiếp cận thị trường chỉ là các hạn chế đối với các hình thức đầu tư được nêu tại điều 21 (1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, 2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, 3. Thực hiện dự án đầu tư, 4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, 5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ). Các hình thức đầu tư tài chính khác như cho vay, đầu tư vào các loại công cụ nợ, giấy tờ có giá, các công cụ tài chính khác sẽ không chịu các hạn chế về tiếp cận thị trường.

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp trong hoạt động đầu tư tài chính, nhà đầu tư tài chính được quyền lựa chọn các cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài và toà án. Đối với các nhà đầu tư tài chính nước ngoài, họ còn có thể được lựa chọn thêm trọng tài nước ngoài hoặc trọng tài quốc tế. Việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp thường được quy định trong các hợp đồng hoặc thoả thuận về đầu tư. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo các quy định pháp luật về tố tụng dân sự hoặc tố tụng trong thương mại.

Như vậy, mặc dù Luật Đầu tư không có nhiều quy định về các hình thức đầu tư tài chính, tuy nhiên Luật Đầu tư cũng nêu được các khuôn khổ pháp lý cơ bản cho hoạt động đầu tư tài chính và quan trọng hơn, các hoạt động đầu tư tài chính được Luật Đầu tư bảo hộ, các quyền và lợi ích của các nhà đầu tư tài chính cũng được bảo hộ như các nhà đầu tư khác. Nhà đầu tư cần lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng, điều kiện tài chính, hiểu biết và kiến thức của mình.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

(VNF) - Theo Luật Đất đai mới, cụ thể tại khoản 2, điều 152 Luật Đất đai 2024, sẽ có 6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ từ 1/1/2025.

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.